Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Review Sách Định Luật Y Học - Bất Thường Tạo Ra Định Luật

#Review Sách Định Luật Y Học - Bất Thường" Tạo Ra Định Luật, sachvui.com, isachhay.net, Booklikes.com, Goodreads.com, NPR.org, KirkusReviews.com, Omnivoracious.com, Tramdoc.vn, Bookaholic.vn, Bookhunterclub.com, Downloadsach.com, Lithub.com, sách hay nên đọc, đọc sách online,sách hay về cuộc sống,sách hay nhất mọi thời đại,sách hay về tình yêu,download sách hay,sách hay nên đọc trong đời,sách hay online,sách hay mỗi ngày,sách hay về kinh doanh,sách ebook hay về kinh tế,sách hay kinh tế,sách hay kinh tế nên đọc,sách kinh tế,sách kinh tế hay,sách kinh tế hay nên đọc,đọc sách kinh tế online,sách kinh tế hay nhất mọi thời đại,download sách kinh tế, ybox.vn, toidicodedao.com, reviewsach.info, cafebiz.com, mp3 zing, thanhcadu, kyhatech, blog review sách, review sách hay nên đọc, review sách hay 2018, review book, sách hay nên đọc trong đời, sách hay nên đọc mỗi ngày, sách hay nên đọc 2019, sách hay nên đọc về cuộc sống, những cuốn sách hay nhất mọi thời đại, sach hay nen doc 2019, sách hay nên đọc 2019, sách hay 2018, vnwriter.net.

Siddhartha Mukherjee là một bác sĩ và một nhà nghiên cứu về ung thư. Phòng thí nghiệm của ông nổi tiếng vì đã khám phá ra những khía cạnh mới trong nghiên cứu tế bào gốc. Ông là một cây bút đã đoạt giải Pulitzer năm 2011 với tác phẩm Định luật y học và The Emperor of All Maladies: A Biography of Cancer. Trong cuốn sách “Định luật y học”, ông đã tiết lộ một triết lý bức thiết về những nguyên tắc chi phối y học ít được biết tới – và việc hiểu được những nguyên tắc này có thể hỗ trợ cả chúng ta nhiều như thế nào.

Tóm tắt “Ghi chú của tác giả”

Nền giáo dục y khoa đã dạy cho ông rất nhiều dữ liệu khoa học, nhưng lại dạy rất ít về những khoảng trống nằm giữa những dữ liệu đó. Hàng núi thông tin đã che khuất đi một vấn đề sâu sắc và quan trọng hơn: Sự hòa hợp giữa tri thức với kinh nghiệm thực tế trong nghành y.

Trước hết, cuốn sách này là một cách để tôi khám phá những công cụ có thể giúp tôi hòa hợp hai phạm vi tri thức trên. “Định luật y học”, như cách tôi mô tả trong cuốn sách này, thực sự là những định luật của sự không chắc chắn, tính mơ hồ và tình trạng chưa hoàn chỉnh. Chúng cũng có thể được áp dụng tương ứng cho tất cả những hệ thống kiến thức chịu tác động của các yếu tố này. Chúng là những định luật của sự bất toàn.
Với ông, sống chỉ là mỹ từ vì từng ngày của ông trôi qua như một chiếc đồng hồ, quay vòng giữa những chuỗi sự kiện tuần hoàn. Ngày hôm nay chỉ là sự lặp lại của ngày hôm qua, một ngày như mọi ngày, vạn ngày không thay đổi.

Trước năm 1930, hầu như tất cả các biện pháp can thiệp y khoa đều chỉ tác động ít ỏi đến quá trình diễn biến của mọi căn bệnh. Vào những năm 1930, quá trình thanh lọc kỹ lưỡng quá khứ đã thay đổi triệt để ngành y. Bằng cách quan sát sự tiến hóa của các căn bệnh và xây dựng các mô hình về cách các căn bệnh nảy sinh và diễn biến, các bác sĩ đã bắt đầu đặt nền móng cho y học hiện đại. Đến năm 1940 nền y học đã có khả năng vận dụng những thông tin của sinh lý bệnh học để đưa ra những biện pháp can thiệp y khoa dựa trên các quy tắc hợp lý.

Vậy Y học có phải là một ngành khoa học không? Nếu tính tới những đột phá công nghệ thì y học hoàn toàn đủ tiêu chuẩn. Nhưng những đột phá này không định nghĩa một ngành khoa học, mà chỉ chứng tỏ rằng ngành đó có tính khoa học mà thôi.

Khoa học luôn có những định luật và đó là những nguyên tắc mà tự nhiên phải tuân theo. Y học cũng vậy, y học cũng có trọng lực, mặc dù không tính bằng những phương trình của Newton. Sự đau khổ cũng có chu kỳ bán rã, dẫu cho không có công cụ nào được thiết kế để đo lường. Định luật y học lại không thể được mô tả bằng những phương trình, hằng số hay những con số. Mong muốn của ông những định luật này sẽ là tôn chỉ nam để các bác sĩ trẻ dùng để định hướng ngành nghề.

ĐỊNH LUẬT 1: Một trực giác mạnh quan trọng hơn một xét nghiệm yếu

Vào mùa xuân năm 2001, khi sắp hết kỳ thực tập, ông được yêu cầu khám cho một bệnh nhân có hiện tượng giảm cân và suy nhược không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân là ông Carlton, 56 tuổi, là một cư dân Beacon Hill. Ông có tình trạng sụt cân khá trầm trọng. Nguyên nhân hiển nhiên là ung thư nhưng ông Carlton lại không hút thuốc và gia đình không có tiền sử ung thư. Ông tiến hành một số xét nghiệm nhưng kết quả đều bình thường, ngoại trừ số lượng bạch cầu giảm nhẹ. Thời gian trôi qua nhưng không hề có tiến triển gì cả. Tưởng chừng mọi thứ đều rơi vào ngõ cụt nhưng thật tình cờ, vào một buổi tối, khi từ bệnh viện trở về, ông đã chứng kiến một sự việc đã thay đổi hoàn toàn những quan điểm đã đưa ra trước đó. “Khoảng sáu giờ chiều, khi tôi rời bệnh viện thì trông thấy ông Carlton bên cạnh quầy cà phê ngoài tiền sảnh. Ông đang nói chuyện với một bệnh nhân từng nhiễm trùng da nặng do sử dụng kim tiên chích ma túy quaa tĩnh mạch không đúng cách mà tôi đã tiếp nhận nhiều tháng trước. Một người xuất thân từ một gia đình quyền quý tại Beacon Hill trò chuyện với một kẽ nghiện hút đến từ Mission Hill. Đó là sự thật hiển nhiên bấy lâu nay: Ông Carlton là một con nghiện.” Một tuần sau, ông thẳng thắn yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm HIV và kết quả là dương tính.

Từ đó có thể kết luận: Mọi chẩn đoán đưa ra như một trò chơi xác suất. Một khi xác suất ngả về một khả năng nào đó, bạn cho bệnh nhân đi xét nghiệm để kiểm chứng.
Một kết quả xét nghiệm chỉ có thể được hiểu đúng khi ta đồng thời cân nhắc các khả năng trước đó.

Việc “xét nghiệm tất cả các loại bệnh đối với tất cả mọi người” – giống như máy quét toàn thân của bác sĩ McCoy trong phim Star Trek – chỉ hiệu quả khi có nguồn tài nguyên vô hạn cũng như một công cụ xét nghiệm hoàn hảo tuyệt đối và hiện tại quả thực là điều không tưởng. Nhưng trong tương lai, có lẽ các bác sĩ sẽ không phải kiểm tra tiền sử bệnh án, bắt mạch, tìm hiểu tiền sử gia đình, cũng sẽ không có những chẩn đoán mơ hồ, không chắc chắn nữa. Khi đó, ngành y sẽ thay đổi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới mới và sẽ phải học những định luật y học mới.

ĐỊNH LUẬT 2: “Bình thường” tạo nên quy tắc, “bất thường” chỉ ra định luật

Các trường hợp “thường lệ” giúp chúng ta tạo nên những quy tắc, nhưng các “ngoại lệ” lại đóng vai trò như một cánh cổng để hiểu những định luật sâu xa hơn. Chúng ta dành nhiều thời gian để phân tích các loại thuốc và tìm hiểu những vấn đề “thường lệ”. Mọi thứ đều được nằm trong giới hạn bình thường nhưng chỉ cần một sự bất thường cũng sẽ bị phá vỡ cái bình thường hoàn toàn. Trong Cuốn Lô-gic của khám phá khoa học của nhà triết học Karl Popper đã đề cập đến tiêu chuẩn phân biệt một hệ thống có tính khoa học với một hệ thống phi khoa học. Popper lập luận rằng đặc trưng cơ bản của một hệ thống có tính khoa học là mệnh đề đó có thể sai.

Một lý thuyết hay mệnh đề chỉ có thể mang tính hoa học nếu nó kèm theo một dự đoán hay một quan sát có thể minh chứng được nó sai. Nếu muốn y học trở thành một ngành khoa học liêm chính , chúng ta cần phải chớp lấy mọi cơ hội để chứng minh những mô hình của nó là sai, và từ đó có thể thay thế bằng những mô hình mới.

ĐỊNH LUẬT 3: Mỗi thí nghiệm y học hoàn hảo đều có một thiên kiến hoàn hảo

1- Gleevec: thuốc điều trị một biến thể của bệnh bạch cầu:
Loại thuốc này làm rung động toàn bộ giới khoa học.
Bệnh nhân đầu tiên được điều trị bằng Gleevec, là một người đàn ông 56 tuổi bị tế bào bạch cầu ác tính ăn mòn gần hết tủy xương khiến cho ông ta hầu như không còn tiểu cầu và có thể chảy hết máu đến chết mỗi lần sinh thiết. Khi lấy sinh thiết thì thực tập sinh phải chuẩn bị một tập gạc vô trùng to bằng cục gạch và cầm máu trong nửa tiếng. Bốn tuần sau, ông Siddhartha lấy sinh thiết cho bệnh nhân sau khi được điều trị bằng Gleevec thì kết quả ngoài mong đợi. Khi rút kim ra thì máu đông lại một cách bình thường.

2- Phân tử họ hàng của Gleevec: thử nghiệm điều trị một dạng ung thư

Nó đã cho kết quả đầy khả quan trên động vật và trên những thử nghiệm ban đầu trên cơ thể người. Một tín hiệu đáng mừng thế nhưng sáu tháng sau, con số nhận được chỉ là 15% chứ không phải là 70-80% như dự tính ban đầu. Nguyên nhân chính là “thiên kiến”: những thực tập sinh sau khi tốt nghiệp đã chuyển bệnh nhân cho hầu hết các bác sĩ giàu kinh nghiệm thay vì cho các nghiên cứu sinh vì những lo ngại về khả năng. Chính mong muốn giúp đỡ bệnh nhân đã làm sai lệch nghiêm trọng cuộc thử nghiệm. 

Nguyên nhân tạo ra thiên kiến trong y học:

Hi vọng:
Tình trạng sung bái những thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên trong y học chính là nguyên nhân tạo ra thiên kiến trong ngành này. Dù cho những công nghệ y học có phát triển đến mấy cũng không thể giảm bớt những thiên kiến, ngược lại còn mở rộng hơn. Càng cần nhiều đánh giá và diễn giải thì càng xuất hiện nhiều thiên kiến. Vì thế, cách đơn giản nhất để giải quyết là đương đầu và hợp nhất vấn đề này với chính định nghĩa y học.

Trong cuốn “Ngành khoa học non trẻ” Thomas đã dự cảm về một tương lai với những thiết bị thông minh với độ chính xác cao thế nhưng:

Năm mươi năm trước, các bác sĩ cũng phải đảm nhận những trọng trách tương tự, họ làm việc quá sức và thường xuyên rơi vào tình trạng thất vọng – nhưng giờ đây với nhiều phương tiện khoa học kỷ thuật, công việc được thực hiện nhanh chọng và chính xác hơn… Tôi e sợ rằng công việc thực sự của mình – chăm sóc những người ốm – sẽ sớm bị tước đoạt…

Nhưng trên thực tế, các bác sĩ vẫn phải đưa ra những tiên lượng, những chẩn đoán của mình, phải đối đầu với nhũng tiên nghiệm, ngoại lệ, thiên kiến. Còn với những máy móc chất lượng, chúng đucợ dùng để chăm sóc những người bệnh nặng hơn. Malcolm Gladwell đã viết : “Cuộc cách mạng [về chính trị] sẽ không diễn ra trên mạng xã hội”. Còn cuộc cách mạng y học sẽ không phụ thuộc vào máy móc.

Y học là ngành vận dụng khéo léo những kiến thức trong điều kiện thiếu chắc chắn, hãy gạt đi mùi cồn sát trùng, bỏ qua những chiếc giường điều chỉnh, hãy quên đi tiếng sỉ vả của bệnh nhân… khi đó bạn sẽ thấy ngành y vẫn đang không ngừng học hỏi để kết hợp kiến thức thuần túy với kiến thức thực tế. Nó là ngành khoa học nhân đạo nhất, đẹp đẽ và mong manh nhất nên hãy có cái nhìn tích cực hơn về ngành y mọi người nhé.


Nguồn bài viết: ybox

Tags: sachvui.com, isachhay.net, Booklikes.com,  Goodreads.com, NPR.org, KirkusReviews.com, Omnivoracious.com,  Tramdoc.vn, Bookaholic.vn, Bookhunterclub.com, Downloadsach.com, Lithub.com, sách hay nên đọc, đọc sách online,sách hay về cuộc sống,sách hay nhất mọi thời đại,sách hay về tình yêu,download sách hay,sách hay nên đọc trong đời,sách hay online,sách hay mỗi ngày,sách hay về kinh doanh,sách ebook hay về kinh tế,sách hay kinh tế,sách hay kinh tế nên đọc,sách kinh tế,sách kinh tế hay,sách kinh tế hay nên đọc,đọc sách kinh tế online,sách kinh tế hay nhất mọi thời đại,download sách kinh tế, ybox.vn, toidicodedao.com, reviewsach.info, cafebiz.com, mp3 zing, thanhcadu, kyhatech, blog review sách, review sách hay nên đọc, review sách hay 2018, review book, sách hay nên đọc trong đời, sách hay nên đọc mỗi ngày, sách hay nên đọc 2019, sách hay nên đọc về cuộc sống, những cuốn sách hay nhất mọi thời đại, sach hay nen doc 2019, sách hay nên đọc 2019, sách hay 2018, vnwriter.net.
REVIEW SÁCH Y HỌC
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét