Khi 1 đứa trẻ ra đời, việc tiêm
chủng phòng ngừa bằng cách sử dụng vắc-xin là điều cực kỳ quan trọng. Thời gian
con bạn bắt đầu vào mẫu giáo là thời điểm lý tưởng nhất cần có những những mũi
tiêm sau:
1.
Ba mũi tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B.
2.
Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà (hay gọi tắt
là DTaP).
3.
Vắc-xin Haemophilus influenzae loại B (Hib).
4.
Vắc-xin phòng ngừa phế cầu khuẩn (PCV).
5.
Vắc-xin bại liệt (IPV).
6.
Vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella (MMR).
Ở Mỹ, nhiều trường tiêu chuẩn yêu
cầu bằng chứng con bạn đã được tiêm ngừa để đảm bảo sức khỏe học đường. Nếu
không có những giấy tờ trên rất có thể sẽ không được nhận.
![]() |
Hình ảnh được cung cấp bởi Dean Page |
Nhưng có 1 số vắc-xin quan trọng
khác mà bạn nên cân nhắc tiêm phòng cho con bạn – cũng như chính bạn. Bài viết
này sẽ liệt kê 6 vắc-xin quan trọng này:
1. Vắc-xin phòng thủy đậu:
Thủy đậu là 1 căn bệnh rất dễ
truyền nhiễm, vắc-xin phòng thủy đậu đặc biệt hiệu quả trong thời gian rất dài
và người đã tiêm phòng gần như miễn nhiễm với căn bệnh này. Bệnh xảy ra nhiều ở
trẻ em nhưng nếu chẳng may khi bạn lớn tuổi lỡ mắc phải thủy đậu sẽ ảnh hưởng
ít nhiều đến bạn và có thể để lại những biến chứng nặng nề.
Thủy đậu là 1 bệnh lành tính
không gây nguy hiểm với nhiều người, tuy nhiên với 1 số người nếu không may
bệnh phát triển sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn và viêm
phổi.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng
ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tất cả trẻ em khỏe mạnh từ 12 tháng tuổi đến 18
tuổi nên có 2 liều tiêm chủng thủy đậu. CDC cũng khuyến nghị mũi tiêm đầu từ 12
đến 15 tháng tuổi và mũi tiêm thứ 2 từ 4 đến 6 tuổi.
Ở Mỹ, mỗi tiểu bang đều có các
yêu cầu về vắc-xin thủy đậu đối với trẻ nhỏ đến thanh thiếu niên khi theo học
tại trường. Ngay cả khi bạn không sống trong môi trường yêu cầu tiêm vắc-xin
thủy đậu cũng nên tiêm chủng bởi thủy đậu rất dễ lây lan qua các bong bóng nước
khi vỡ.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy
vắc-xin thủy đậu an toàn với hầu hết mọi người. Tác dụng phụ (nếu có) thường
nhẹ. Tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm là:
·
Đau nhức, sưng và tấy đỏ quanh chỗ tiêm.
·
Sốt nhẹ.
·
Phát ban.
Tác dụng phụ rất hiếm gặp nhưng
nghiêm trọng:
·
Co giật.
·
Viêm phổi.
·
Viêm màng não.
·
Phát ban khắp người.
2. Vắc-xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus gây nên (RV):
Rotavirus là một loại vi-rút rất
dễ lây nhiễm dẫn đến tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng kèm
theo là nôn mửa và sốt. Nếu không được điều trị đúng cách, nó có thể gây ra
tình trạng mất nước nghiêm trọng hay thậm chí tử vong.
Theo PATH – là một tổ chức phi
chính phủ quốc tế hoạt động trong lĩnh vực y tế, mỗi năm có hơn 500.000 trẻ em
trên toàn thế giới chết vì bệnh tiêu chảy. Bất ngờ hơn 1/3 ca tử vong này do
Rotevirus gây ra, có đến hàng triệu người phải nhập viện mỗi năm bởi siêu vi
khuẩn này.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
CDC khuyến cáo hầu hết trẻ em cần
được tiêm chủng ngừa để tránh nhiễm vi-rút này.
Có 2 loại vắc-xin rotavirus uống
trực tiếp đã được chấp nhận để ngăn ngừa nhiễm Rotavirus (Rotarix và RotaTeq).
Vắc-xin có thể có 2 hoặc 3 liều. CDC khuyến nghị thời gian sử dụng vào 2, 4 và
6 tháng (nếu cần thiết). Liều đầu tiên phải được tiêm chủng trước 15 tuần tuổi
và liều cuối cùng phải được tiêm trước 8 tháng tuổi.
Lưu ý quan trọng: 1 số em bé
không nên tiêm chủng ngừa Rotavirus nếu có những trường hợp dưới đây. Trường
hợp những bé đã bị phản ứng lại khi dị ứng với vắc-xin ngừa Rotavirus hoặc đang
bị dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin nào khác cũng không nên dùng vắc-xin này.
CDC cũng khuyến cáo những em bé bị suy giảm hệ miễn dịch trầm trọng hoặc 1 loại
tắc ruột được gọi là intussusception cũng không nên tiêm chủng ngừa vắc-xin
này.
Tác dụng phụ có thể xảy ra sau
khi tiêm là:
Giống như các loại vắc-xin khác,
vắc-xin Rotavirus cũng tồn tại 1 số rủi ro. Các tác dụng phụ thường nhẹ và tự
khỏi như là:
·
Tiêu chảy tạm thời hoặc ói.
·
Sốt.
·
Ăn không ngon miệng => uống sữa và ăn ít hơn
mọi ngày.
·
Cáu gắt.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn
cũng được báo cáo nhưng rất hiếm gặp như dị ứng.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP KHÔNG NÊN TIÊM NGỪA VẮC-XIN.Mặc dù CDC khuyến nghị tiêm vắc-xin cho hầu hết mọi người, tuy nhiên bạn cần biết 1 số người không nên tiêm ngừa 1 số loại vắc-xin nào đó.Ví dụ, nếu bạn đang bị bệnh hoặc hệ thống miễn dịch yếu thì không nên tiêm phòng 1 số vắc-xin. Một số vắc-xin cũng có những hạn chế nhất định, hãy hỏi rõ bác sĩ những tác dụng phụ cũng như lưu ý cần biết để biết vắc-xin nào phù hợp với bạn.
3. Vắc-xin ngừa viêm gan A.
Viên gan A là bệnh gan cấp tính
do virus viêm gan A gây ra. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài
tháng.
Mặc dù viêm gan A thường không
phát triển thành bệnh mãn tính, nhưng trong 1 số trường hợp các triệu chứng có
thể trở nên nghiêm trọng và kéo dài trong vài tháng. Các triệu chứng có thể kể
đến như: mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn và vàng da.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
CDC khuyến cáo tiêm chủng ngừa
viêm gan A cho tất cả trẻ em vào giữa ngày sinh nhật đầu tiên và thứ 2 của
chúng. Nên tiêm 2 lần cách nhau từ 6 đến 18 tháng.
Vắc-xin ngừa viêm gan A cũng được
khuyến cáo cho người lớn.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
Vắc-xin ngừa viêm gan A tương đối
an toàn. Tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm là:
·
Đau nhức xung quanh chỗ tiêm.
·
Đau đầu.
·
Biếng ăn.
·
Mệt mỏi.
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có
thể gây hậu quả nghiêm trọng có thể là:
·
Khó thở.
·
Hội chứng Guillain-Barré (yếu cơ do tổn thương
dây thần kinh).
·
Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp).
4. Vắc-xin viêm màng não (MCV):
Bệnh viêm màng não cầu khuẩn là
một bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn gây nên có thể gây ra bệnh viêm màng não
(viêm lớp bảo vệ xung quanh não và tủy sống) và nhiễm trùng máu. Trẻ em có thể
mắc bệnh viêm màng não cầu khuẩn do sống trong khu vực người mắc bệnh nếu dùng
chung đồ dùng cá nhân, hôn hoặc hít phải khói thuốc là của người nhiễm bệnh.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
CDC khuyến cáo trẻ em từ 11-12
tuổi đến 16 tuổi nên tiêm 2 liều vắc-xin viêm màng não cầu khuẩn (Menactra). Ở
Mỹ, tân sinh viên học đại học sống trong ký túc xá bắt buộc tiêm chủng ngừa
vắc-xin này.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin
viêm màng não tương đối an toàn. Tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm
là:
·
Đau và tấy đỏ vùng tiêm.
·
Đau đầu.
·
Mệt mỏi.
·
Đau nhức người.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp
nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng là hội chứng Guillain-Barré, một chứng
gây rối loạn hệ thống miễn dịch để phá hủy các tế bào thần kinh.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT! DỊ ỨNG NẶNG.Đối với tất cả các loại vắc-xin, người tiêm gặp phản ứng sau khi tiêm như “dị ứng” rất nhỏ nhưng nghiêm trọng. Dấu hiệu là sau khi tiêm cơ thể phản ứng rất mạnh lại. Vì đối tượng tiêm phòng thường là trẻ em, bạn cần quan sát và đưa trẻ ngay đến bệnh viện ngay nếu gặp bất cứ tình trạng nào sau đây trong vòng vài giờ sau khi tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào:
·
Sưng mặt.
·
Tim đập nhanh.
·
Khó thở.
·
Yếu và mệt người.
·
Phát ban.
·
Chóng mặt.
5. Vắc-xin human papilloma (ở Việt Nam hay gọi là vắc-xin HPV):
Vắc-xin HPV là một loại vi-rút
phổ biến được truyền qua khi tiếp xúc bộ phận sinh dục. Theo thống kê từ CDC
tại Mỹ, gần 80 triệu người tức cứ 4 người Mỹ là có 1 người bị nhiễm bệnh.
Một số chủng virus HPV không nguy
hiểm tuy nhiên những hậu quả có thể kể đến như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm
đạo và âm hộ ở phụ nữ, ung thư dương vật ở nam giới, ung thư hậu môn và cổ
họng, ngoài ra có thể xuất hiện mụn cóc ở bộ phận sinh dục cả nam và nữ.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
Vắc-xin ngừa HPV thường được
khuyến cáo cho trẻ em gái và trẻ em trai ở lứa tuổi 11 – 12 tuổi. Đối với những
người chưa tiêm vắc-xin độ tuổi đó thì cũng có thể tiêm muộn hơn, với bé gái và
nữ giới từ 13 đến 26 tuổi, với bé trai và nam giới từ 13 đến 21 tuổi. Thuốc
chủng ngừa HPV duy nhất hiện có trên thị trường Mỹ có tên gọi Gardasil 9. Riêng
ở Việt Nam
có 3 loại nhưng tác giả khuyên nên chọn vắc-xin phòng ngừa 9 tuýp HPV (cửu giá)
có tên gọi tương tự: Gardasil 9.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin
HPV tương đối an toàn. Tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm là:
·
Đau nhức, tấy đỏ hoặc sưng tại chỗ tiêm.
·
Buồn nôn.
·
Ngất xỉu.
·
Chóng mặt.
·
Đau đầu.
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng là:
·
Hội chứng Guillain-Barré.
·
Máu đông.
·
Tê liệt cơ.
6. Vắc-xin DPT (Việt Nam
mình hay gọi là vắc-xin 3 trong 1):
Vắc xin DPT là mũi chích ngừa 3
trong 1 kết hợp tăng cường bảo vệ cả người lớn và trẻ em chống lại 3 căn bệnh
phổ biến và nguy hiểm là:
·
Bạch hầu
gây nhiễm trùng mũi họng nghiêm trọng.
· Uốn ván
là 1 bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công vào hệ thần kinh của cơ thể gây tình
trạng co thắt cơ rất đau đớn làm co giật là liệt người.
·
Ho gà
là 1 bệnh nhiễm trùng rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, người bị bị ho nhiều
có thể dẫn đến viêm phổi, co giật, tổn thương não và tử vong.
Lịch tiêm ngừa theo khuyến cáo:
Tiêm duy nhất 1 liều Boostrix đã
được phê duyệt để sử dụng cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên. Nếu trong độ tuổi từ
10 đến 64 tuổi mũi tiêm Adacel cũng được dùng như 1 liều duy nhất.
CDC khuyến cáo rằng những người
chưa tiêm ngừa vắc-xin DPT nên tới cơ sở y tế để tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Trường hợp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi
với trẻ sơ sinh được khuyến nghị cao nên được chủng ngừa DPT. Gồm cả phụ nữ có
thai nên tiêm ngừa vắc-xin trong quá trình mang thai để bảo vệ trẻ sinh ra ít
có nguy cơ nhiễm bệnh ho gà.
Tác dụng phụ có thể xảy ra:
Các nghiên cứu cho thấy vắc-xin
DPT tương đối an toàn. Tác dụng phụ nhẹ có thể xảy ra sau khi tiêm là:
·
Đau nhức và tấy đỏ ở chỗ tiêm.
·
Sốt nhẹ.
·
Đau đầu.
·
Mệt mỏi.
·
Nhức mỏi cơ thể.
Tác dụng phụ hiếm gặp nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng là:
·
Dị ứng nghiêm trọng.
·
Sốt nặng.
Trên đây là bài viết của
Thanhcadu.com với mong muốn các bạn đều có những kiến thức nhất định về 6
vắc-xin được liệt kê. Bởi những vắc-xin này đã và đang tạo nên những sự thay
đổi lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Nhằm xây dựng sức khỏe cộng đồng
khỏe mạnh, việc phổ biến kiến thức có thể giúp đỡ vô số người dân phòng tránh
được những căn bệnh nặng hay thậm chí dẫn đến tử vong.
Thanhcadu.com
Từ
khóa tìm kiếm: vacxin 6 trong 1 bao nhiêu tiền, vacxin 6 trong 1 của bỉ và pháp,
vacxin 6 trong 1 giá bao nhiêu, tiêm mũi 6 trong 1 bao nhiêu tiền, vacxin 5
trong 1, uống bại liệt rồi có tiêm 6 trong 1 được không, vacxin 6 trong 1 giá
bao nhiêu 2019, giá vacxin 6 trong 1, types of vaccine, anti vaccine, tiêm
vaccine, vaccine dại, vaccine combe five, vaccine là gì, vaccine definition, vaccine
6 trong 1, vaccine hiv, vaccine hpv, vaccine schedule, vaccine 5 trong 1, vaccine
meaning, vaccine viêm gan b, vaccine sởi, vaccine cdc