Nghe bà con hàng xóm nói ăn
cá nóc mít rất độc nên tôi chỉ ăn 3 con - Sau khi ăn nóc mít khoảng 2 giờ, ông X.
cảm thấy tê 2 bàn tay, 2 chân rồi dần dần tê môi nên người nhà đưa đến Bệnh cấp
cứu.
Nhiều người Việt mình biết rằng
ăn cá nóc là rất nguy hại đến tính mạng nhưng họ vẫn cứ ăn và dẫn đến rất nhiều
trường hợp tử vong. Vì sao vậy? Tại sao có nơi họ ăn được còn mình thì ăn cá nóc
vào lại bị ngộ độc? Cũng có những thắc mắc như vậy nên mình đã mò lên mạng tìm
hiểu và viết bài này. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Cá nóc là loại cá cực độc, độc
tố của một con cá nóc đủ giết chết tới 30 người, thế nhưng mặc dù chứa nhiều độc
tố nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tại Nhật Bản cá nóc lại là một loại đặc sản.
Cá nóc là một loại cá thuộc lớp
cá vây tia, với đặc tính đẩy ra những lớp gai khi ở trạng thái phòng ngự. Đây
là loài cá sống ở khu vực nước mặn, quanh các khu vực bãi đá san hô ngầm vùng
nhiệt đới. Loại cá này có tính độc mạnh, gây chết người khi ăn nếu không được
chế biến đúng cách.
1. Chất độc có trong cá nóc
là gì
Chất độc cá nóc tiết ra là
tetrodotoxin –TTX, tập trung nhiều ở các phần ruột, gan, thịt bụng, túi tinh và
đặc biệt là trứng cá. TTX là loại độc tố thần kinh vô cùng nguy hiểm, có độc
tính gấp 1000 Xyanua – một trong những loại độc tố mạnh nhất. Tuy vậy khi ở
trong bụng cá TTX chỉ đang ở dạng tiền TTX (Tetrodomin) nên không gây hại. Trường
hợp cá bị ươn hoặc va đập tác động lên chất độc ở trong cá, tetrodomin sẽ biến
đổi thành TTX và phát độc.
Tetrodotoxin còn có tên gọi tắt
là TTX. Tetrodotoxin là chất độc thần kinh vô cùng độc hại, được phân lập từ
các loại vi khuẩn có ở trong da, nội tạng của một số loài như kỳ nhông, sa
guông, bạch tuộc vòng xanh, cóc và cá nóc.
Chất độc tetrodotoxin không
biến mất trong các môi trường nhiệt độ cao hoặc tan trong nước. Vì vậy dù áp dụng
các biện pháp chế biến nghiêm ngặt, chất độc vẫn tồn tại và không hề mất đi.
2. Tại sao người Nhật biết
cá nóc có độc mà họ vẫn thích ăn?
Tại “xứ sở hoa anh đào” cá
nóc có tên là Fugu được dùng là nguyên liệu chính để chế biến những món ăn cao
cấp. Cá nóc chỉ xuất hiện trong những thực đơn của những bữa tiệc chiêu đãi
mang tính quan trọng. Người dân Nhật Bản rất thích những món ăn được làm từ cá
nóc, có đến 40 loại cá nóc được dùng để chế biến các món ăn tại Nhật Bản và người
dân Nhật Bản tiêu thụ đến 10.000 tấn cá nóc mỗi năm.
![]() |
Món sashimi Fugu của người Nhật được chế biến bời các đầu bếp có bằng cấp |
Đối với loài cá cực độc này,
những đầu bếp chế biến cá nóc thành món ăn cũng không phải dễ dàng. Muốn trở
thành đầu bếp được xẻ thịt cá nóc các đầu bếp tại Nhật Bản phải mất đến 2 năm
đào tạo và 3 năm thử việc mới có được cấp bằng để chế biến cá nóc. Mặc dù cá
nóc cực độc nhưng vì lý do tò mò “món ăn chết người” và cảm giác tê tê ở đầu lưỡi,
khiến người dân Nhật Bản sẵn sàng chi ra số tiền hơn 200 USD để được trải nghiệm
ăn thử thịt cá nóc.
3. Người Trung Quốc cũng
thích ăn thịt cá nóc
Làn sóng xem cá nóc là đặc sản
cũng lan đến Trung Quốc, và chính phủ nước này cũng mở cửa cho cá nóc vào năm
2016, để cho một số nhà hàng được phép hoạt động để thu thập dữ liệu thêm dữ liệu
về thị trường cá nóc tại Trung Quốc.
Để tránh trường hợp người dân
bị ngộ độc do ăn cá nóc, vào năm 1993 bộ nông nghiệp Trung Quốc đã thành lập ra
nhóm nghiên cứu để lai tạo ra giống cá nóc không chứa độc. Nhà hàng April
Puffer là một trong số ít nhà hàng được chính phủ Trung Quốc cho phép kinh
doanh cá nóc. Ngoài việc chuyên cung cấp những món đặc sản từ cá nóc, chủ của
nhà hàng April Puffer ông Duan Ran cũng là một người chuyên bỏ sỉ cá nóc và là
nhà nghiên cứu để tạo ra giống cá nóc không chứa độc.
![]() |
Cá nóc trở thành đặc sản tại các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản. Ảnh: Internet |
Để được cấp bằng chế biến cá
nóc đầu bếp phải mất 5 năm để học và thực tập.
Theo Duan Ran, cá nóc chứa
nhiều độc tố là do loài cá này ăn phải những loài tôm và những động vật giáp
xác đã nhiễm tảo xanh khiến loài cá này mang trong mình độc tố. Cho nên những
cá nóc từ thiên nhiên nhiễm độc tố là rất lớn. Để nuôi được cá nóc mà không nhiễm
độc Duan Ran cho biết môi trường sinh sống của chúng phải được dọn sạch sẽ, ngư
trường nuôi cá nóc phải tuyệt đối không có sự xuất hiện của những sinh vật nhiễm
tảo xanh.
4. Ngộ độc cá nóc là triệu
chứng gì? Nguyên nhân gây ngộ độc cá nóc?
Có thể thấy, chất
Tetrodotoxin có trong cá nóc là vô cùng độc hại và nguy hiểm. Tuy vậy thịt cá
nóc lại được xem là một món ăn hải sản trứ danh, nên vẫn được nhiều người ưa
chuộng chọn ăn thường xuyên.
Khi ăn cá nóc trúng phần có độc,
chất tetrodotoxin sẽ được hấp thu qua đường ruột và dạ dày từ 10-15 phút, rồi
thải qua nước tiểu từ 30 phút cho đến 4 giờ. Chất độc sẽ phát tác ngay từ 5-10
phút đầu tiên sau khi ăn cá nóc, rồi kéo dài các triệu chứng từ 4-24 giờ sau và
tử vong.
Thông thường, thịt cá nóc thường
được chế biến bằng cách lọc thịt cá nóc còn tươi nguyên. Chọn phần thịt cá
không có độc, thái thành miếng mỏng và ăn như sashimi. Tuy vậy cách chế biến cá
nóc vô cùng khó khăn, và chỉ một số đầu bếp trên thế giới mới đủ khả năng chế
biến món ăn này. Được biết đối với cá nóc có độc, nếu đun sôi thịt cá trong hơn
6 giờ với nhiệt độ 1000 độ C, hoặc đun sôi trong 10 phút ở nhiệt độ 2,000 độ C
độc tố tetrodotoxin chỉ mới giảm được một nửa, cho thấy độc tetrodotoxin không
bao giờ có thể loại bỏ hoàn toàn.
5. Triệu chứng ngộ độc cá
nóc
Thời gian cơ thể hấp thu độc
tố của cá nóc là từ 5-15 phút. Ngay khi được hấp thu, độc tố bắt đầu phát tác với
những triệu chứng:
– Tê cứng chân, tay hoặc tê cứng
một số bộ phận trên cơ thể, tùy theo độc tố bị hấp thu.
– Cơ thể mệt mỏi, vã nhiều mồ
hôi, buồn nôn, đau bụng.
– Nước bọt tiết nhiều, có triệu
chứng sùi bọt mép, nói nhảm, cơ yếu, chân tay khó cử động như mong muốn, đồng tử
giãn to, mắt mờ.
– Cơ thể liệt dần, mạch chậm,
huyết áp hạ, da chuyển màu tím và co giật rồi ngưng hô hấp và hôn mê.
Sau thời gian phát tác các
triệu chứng, có thể kéo dài từ 4-24 giờ sau khi ngộ độc và tử vong do hạ huyết
áp và hô hấp bị ngưng trệ.
6. Cách điều trị ngộ độc
cá nóc
Ngay khi nhận thấy có những
biểu hiện bất thường sau khi ăn cá nóc, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần
nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân sẽ được sơ cứu
đảm bảo hô hấp và tiêm thuốc ngăn chặn độc tính phát triển.
Khả năng giải độc cá nóc càng
cao nếu người nhà đưa bệnh nhân chữa trị càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tùy
vào tình trạng cơ thể và mức độc tố đã hấp thu mà tác hại của độc cá nóc cũng sẽ
khác nhau.
Tuyệt đối không được ăn cá
nóc tại những cơ sở chế biến không an toàn, giảm tránh nguy cơ ngộ độc cá nóc
và tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Cá nóc là một trong những loại
cá xuất hiện nhiều tại vùng biển Việt Nam. Ngộ độc cá nóc là một trong những
triệu chứng phổ biến tại Việt Nam, do tình trạng tự chế biến cá nóc khi săn bắt
được. Hiện nay trên thế giới chỉ có rất ít đầu bếp có đủ bằng cấp để chế
biến cá nóc, chủ yếu họ sinh sống tại Nhật Bản và giá thành của món cá nóc cũng
thường rất cao. Do đó, không nên ăn cá nóc nếu chưa thể xác minh tính an toàn của
nơi chế biến để bảo đảm an toàn tính mạng.
Vậy thì cá nóc có ăn được hay
không? Câu trả lời là có nhưng cá nóc phải được chế biến bằng bàn tay của những
đầu bếp có bằng cấp.
Qua bài viết này, Thành cá đù
hi vọng sẽ giúp ích phần nào cho các bạn. Chúc các bạn một ngày vui khỏe. Nhớ
quay lại Thanhcadu.com theo dõi mình nhé.
Từ khóa tìm kiếm: cá nóc vàng,
cá nóc cơm, ngộ độc cá nóc, cá nóc mít, cá nóc nhím, cá nóc giấy, cá nóc có mấy
loại, cá nóc hổ, cá nóc ăn được không, cá nóc da beo, cá nóc nước ngọt, cá nóc đặc
sản người nhật, cá nóc fahaka
Đăng nhận xét