Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Lịch sử Triết học phương Đông dành cho thanh thiếu niên Review

Tranh ảnh cùng minh họa kèm theo khiến cho các câu chuyện trong đó trở nên sống động, thực tế,


Khi tôi biết đến cuốn sách “Lịch sử triết học phương Đông dành cho thanh thiếu niên” là vào năm cuối Đại học, dù cuốn sách vốn được tác giả viết cho thanh thiếu niên.
 Review triet hoc hay nhat
Viết cho thanh thiếu niên nên có hình minh họa khá là "thân thiện"
Cảm nhận đầu tiên khi cầm sách là cuốn sách này thực sự đặc biệt, tác giả cố tình thêm vào những hình vẽ minh họa thoạt nhìn tưởng như “vô thưởng vô phạt” nhưng giúp ích rất nhiều trong việc ghi nhớ sự việc đó, nội dung và hình vẽ đều kỳ lạ và ngộ nghĩnh lắm! Thêm nữa là phần chú thích được làm rất rõ, gồm có hai dạng: dạng có đánh số là chú thích sự kiện, cụm từ, nhân vật mà trong bài viết có đề cập, hai là phần bổ sung và update thêm kiến thức liên quan nhưng không được nhắc đến kỹ trong bài biết, ví dụ như hình ảnh hiện tại của “Khanh nho cốc” – nơi diễn ra việc đốt sách chôn nho của Lý Tư. Cá nhân tôi rất thích phần này vì giúp tôi liên kết kiến thức có được đến hiện tại.

Một cuốn giáo khoa thư về triết học bao gồm toàn bộ lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc!

Tóm lược hầu như toàn bộ lịch sử và triết lý phương Đông: từ thần thoại thời Thượng cổ cho đến những dòng chảy của triết học hiện đại!

Tuy mang tên "Lịch sử triết học phương Đông viết cho thanh thiếu niên", nhưng cuốn sách này không chỉ dành cho thanh thiếu niên. Từ độc giả phổ thông cho đến sinh viên đại học đều có thể tiếp thu những tri thức cơ bản nhất về triết học cũng như theo dõi những câu chuyện đặc thù mà chỉ có "triết học phương Đông" - ở đây chủ yếu là triết học của Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc - mới kể ra cho chúng ta... Tranh ảnh cùng minh họa kèm theo khiến cho các câu chuyện trong đó trở nên sống động, thực tế, cũng như góp phần lý giải một cách thú vị các nội dung triết lý, các giai thoại về các triết gia độc đáo...

Hãy lật trang sách để có thể thấy rằng "triết học" không phải chỉ là lý luận khô khan màu xám, mà cũng có thể xanh tươi gần gũi không ngờ!

Sách hay, cung cấp cái nhìn khá trung dung và cơ bản về toàn cảnh triết học phương Đông. Tuy vậy, như nhiều bạn đọc khác đã đề cập, sách nói quá nhiều về phần triết học Trung Quốc, và phần cuối về triết học non trẻ của Hàn Quốc, vốn không quá cần thiết để đưa vào. Tuy vậy, sách viết dễ hiểu, cách diễn đạt giúp người đọc nắm được sơ lược về tiến trình và dòng chảy của các triết lý giáo phái ở Á Đông. Có những minh họa thú vị dễ thương cùng cách trình bày khá sáng tạo và hấp dẫn.

Về mặt lượng, cuốn sách cung cấp một dung lượng hơi nhiều cho một người chưa quen với chủ đề này, chẳng hạn phần triết học Hàn Quốc gần như nước đổ đầu vịt với mình, bởi mình không biết gì và cũng không có ý định tìm hiểu về nó. Sự hơi nhiều này còn thể hiện ở phần triết học Trung Quốc, với khá nhiều nội dung liên quan đến giai đoạn Nho - Phật - Lão kết hợp, phản ánh một bức tranh khá phức tạp về thời kì này của triết học Trung Quốc. Tất nhiên, nhìn theo cách khác thì đây cũng là dịp để mình mở mang tầm mắt về một thời kì ít được mọi người biết đến, vì khi nhắc đến triết học Trung Quốc thì mọi người thường chỉ nhắc đến Khổng, Mạnh, Tuân, Đổng Trọng Thư, Chu Hy, Lão - Trang... mà không biết rằng còn nhiều nhân vật khác. Phần Ấn Độ mình không có ấn tượng rõ rệt, chỉ nhớ là nó cung cấp một góc nhìn khác so với cuốn trước mà mình đọc. Trở lại chuyện hơi nhiều, thì cuốn này có thể hơi nhiều với người mới đọc nhưng có thể lại là bước đệm tốt cho ai muốn tìm hiểu sâu hơn.

Cái khiến mình có phần băn khoăn sau khi đọc cuốn này đó là nguồn gốc văn hóa Việt, bởi lẽ theo như cuốn này thì học Thích mà các tăng nhân Việt hiện dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nên một vài truyền thống khác như thờ cúng tổ tiên, đốt vàng mã... mình không rõ có phải cũng vậy không? Một vài điểm thú vị thì liên quan tới tên gọi Đạo Chích và phò mã.

Sách cung cấp nhiều thông tin, chú thích và giải thích rất ngắn gọn, dễ hiểu. Người đọc sẽ biết thêm rất nhiều về Nho giáo ở Trung Quốc, Hindu giáo + Phật giáo ở Ấn Độ...(mà nhiêu đó thôi là muốn hết thế giới rồi). Tác giả có sự so sánh rất thú vị giữa Khổng Tử, Buhha, Socrates và Jesus và thậm chí cả Karl Marx nữa. Viết cho thanh thiếu niên nên có hình minh họa khá là "thân thiện", tới đoạn cái hình một người ốm nhách đang tập thiền kèm theo mũi tên chỉ vào bụng anh ta chú thích "ọt ọt" làm mình mắc cười chịu không nổi (đúng là đói quá làm sao tu hành gì được =)).

Bây giờ mấy bài giảng của các nhà sư tràn lan trên youtube hoặc bán đĩa ngoài chợ, thỉnh thoảng mình vô tình nghe vài đoạn trong đó và thấy là dở kinh khủng =)) - vừa khó hiểu vừa lan man, người trình bày thì chán ngắt (nhiều khi còn thấy phản cảm với tào lao nữa). Mình nghe ù ù cạc cạc như ếch (một con ếch bự) bỏ dĩa, không biết người bình dân buôn bán vô nghe làm sao hiểu nổi cho nổi. Mình nghĩ thay vì nghe mấy cái đó thì đọc quyển này hay hơn nhiều. Hoặc cũng có thể là mình chưa "gặp trúng" những người nói hay, giảng hay. Thôi cũng tùy cảm nhận mỗi người.

Chủ đề khá là khô khan và kén người đọc mà viết được như quyển này thì mình đánh giá là tuyệt vời.

Tóm lại là thấy cuốn này hay đó.

Thành cá đù tổng hợp và biên tập.
Từ khóa tìm kiếm: review triet hoc danh cho thanh thieu nien, review triet hoc, review Lịch Sử Triết Học Phương Đông Dành Cho Thanh Thiếu Niên, Lịch Sử Triết Học Phương Đông Dành Cho Thanh Thiếu Niên prc epub pdf
REVIEW SÁCH SÁCH KHÁC
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét