Có nhiều bạn nhắn tin hỏi Thành cá đù tui rằng ngày 20 tháng 11 là ngày gì hả ông? Bạn đừng vội cười chê họ nhé.
![]() |
Chiều buông rộn tiếng ve ngân, Bước chân thầy bỗng chậm dần đường xưa Ảnh: Internet |
Hẳn là các bạn, những ai đã từng đi học đều biết đến ngày này. Nhưng đối với những người không có điều kiện đi học hoặc các cháu thiếu nhi chưa đi học thì đối với họ ngày 20/11 thật là xa lạ.
20/11 là ngày gì?
Ngày 20/11 hay chính là ngày Nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ
là Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày lễ kỷ niệm quan trọng được tổ
chức vào ngày 20/11 hàng năm để tri ân các thầy cô và những người hoạt động
trong ngành giáo dục.
Lịch sử hình thành ngày 20/11
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ
được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục
(tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).
Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan),
Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm
15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến,
xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà
giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm
1953, đã quyết định, trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại
Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà
giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958.
Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng ở miền
Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục
thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh
của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền
thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20
tháng 11.
Ý nghĩa của ngày 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt
Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt
Nam.
Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là Ngày Nhà giáo,
ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động
trong ngành này.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với
những người thầy cô giáo. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và
biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá
lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20-11 hằng năm đã sớm trở
thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp
với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến
và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm
vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng
người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Ký ức về những ngày Nhà giáo xa xôi (có lẽ bây giờ sẽ
khó mà bắt gặp cảnh này nữa rồi..)
Trước ngày nhà giáo Việt Nam cả tuần, lũ học trò lớp 5 bận rộn
lo chọn quà tặng cho thầy cô giáo. Cả lớp tự biên tự diễn, chẳng bao giờ để bố
mẹ đến nhà thầy cô.
"Học trò trước kia nghèo lắm, đến ngày lễ là góp nhau
500 đồng, 1.000 đồng để mua quà. Cả lớp gom được hơn 40.000 đồng, cãi nhau ỏm tỏi
nên tặng quà gì cho cô. Quà thường là chiếc bút kim tinh hoặc cuốn sổ, mà nhất
định phải có chữ Sổ giáo án ở ngoài bìa mới chịu mua. Hôm sau, thấy cô giở
trang giáo án có đúng bìa sổ mình tặng là sướng lắm", anh kể.
Ngày 20/11 trở thành ngày nghỉ hợp pháp nên đêm hôm trước,
lũ học trò thao thức không ngủ. Ai cũng mong chờ trời sáng để mặc quần áo đẹp rồi
í ới gọi nhau ra điểm tập kết là ngã ba, ngã tư đường, cùng đến nhà cô. Anh Lâm
còn nhớ, ngày thường đi bộ đến lớp, nhưng sáng hôm đó Lâm năn nỉ anh trai cho
mượn chiếc xe đạp Thống Nhất khung ngang để đi cho oách.
Tuổi nhỏ, chân đứa nào cũng ngắn nên không ngồi hẳn lên yên xe
được, cứ nhấp nhổm theo những vòng quay đều đều của bánh xe. Có đứa còn vẹo hẳn
lưng sang một bên để đạp xe, nhưng hăng lắm. Đi ngoài đường ngày hôm ấy, nhìn
thấy đám nào đông, toàn áo trắng lao xe ầm ầm, đích thị đến nhà thầy cô giáo để
thăm.
Nhiều năm trôi qua, tui vẫn không quên được nụ cười hiền hậu
của cô giáo chủ nhiệm khi thấy lũ học trò mồ hôi nhễ nhại, tóc xù lên vì gió bụi
đứng trước cổng nhà í ới gọi tên cô. Cô còn mang bao nhiêu hoa quả, bánh kẹo
cho cả lớp ăn. Học trò thấy bánh kẹo là thích, hồn nhiên thò tay bốc táo, bốc kẹo
ăn ngon lành. Vừa ăn vừa kể chuyện cho cô nghe "đứa này đi lạc, đứa kia chỉ
sai đường, bảo rẽ trái thì nó cứ cãi là đi thẳng"...
"Nhà có vườn táo ngọt sai quả, cô cho cả lớp kéo nhau
ra vườn ăn bao nhiêu tùy thích. Thế là cả lũ ào ra, đánh tan tác vườn cây nhưng
cô không hề trách. Sau này lớn lên, chúng tôi người đi học, người đi làm xa
nhưng có dịp là tụ họp về thăm cô đã nghỉ hưu", người đàn ông mắt lấp lánh
sau cặp kính chia sẻ.
Nguồn tham khảo:
1.https://vnexpress.net/doi-song/ky-uc-tet-thay-co-cua-hoc-tro-thoi-ngheo-kho-2912089.html
2. https://bnews.vn/lich-su-y-nghia-ngay-nha-giao-viet-nam-20-11/101931.html
Từ khóa tìm kiếm: tìm hiểu về ngày 20/11, lễ kỷ niệm ngày
nhà giáo việt nam 20/11, truyền thống ngày nhà giáo việt nam, ngày nhà giáo việt
nam 2019, ý nghĩa ngày 20/11 ngắn gọn, ngày nhà giáo việt nam 2020, ngày nhà giáo việt nam được lấy chính thức vào năm nào, 20
tháng 11