Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

Đây có lẽ là câu hỏi rất được quan tâm, vậy thì phải làm thế nào để trẻ không còn “ngủ ngày, cày đêm”

Với những ai đã, đang và sẽ làm cha mẹ thì đây có lẽ là câu hỏi rất được quan tâm, vậy thì phải làm thế nào để trẻ không còn “ngủ ngày, cày đêm”. Thanhcadu.com đã tìm hiểu và tổng hợp lại, hi vọng sẽ giúp các bậc cha, mẹ và cả trẻ ngủ ngoan.
lam sao de tre ngu ngon
2 anh em sinh đôi đang vui đùa khi nhìn vào ống kính Ảnh: Internet


Đối với trẻ mới sinh cho đến một tháng tuổi gần như ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú (2-3 giờ/ lần). Vì chưa phân biệt được ngày đêm nên bé có thể ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm (8-9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm).

Vì sao trẻ sơ sinh hay thức đêm?

- Một trong những lý do lớn nhất là bé sơ sinh chưa phân biệt được ngày đêm.

- Vì các bé còn quá nhỏ, vẫn cần bú thường xuyên cũng như nhắc bố mẹ luôn gần gũi chúng. Thức đêm là bình thường với những bé còn nhỏ vốn cần thức mỗi 3-4 giờ trong ngày.

- Do khó chịu trong người.

- Do thói quen. Các bé quen được bố mẹ dỗ ngủ thường khóc đòi mẹ trong đêm. Thói quen ngủ ban ngày cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bé.

- Các bé đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới thường có những thay đổi trong lúc ngủ: lăn, bò, bật dậy và bi bô không dứt trong đêm.

- Khi có thay đổi nào đó trong nếp sống gia đình, như chuyển sang nhà mới hay phòng mới, hoặc đổi từ nằm nôi sang cho bé nằm cũi.

- Bé đang bệnh thì cách ngủ cũng khác mọi ngày. Bé cần được vỗ về, chăm sóc và cho ăn nhiều hơn để hỗ trợ hệ thống miễn dịch để hồi phục và cảm thấy ít khó chịu hơn.

- Một số nghiên cứu cho thấy các bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh hoặc có vấn đề về tinh thần có khuynh hướng hay thức đêm.

Cha mẹ có thể áp dụng những hướng dẫn dưới đây để giúp bé tạo thói quen sinh hoạt giờ đi ngủ đúng.

Ban ngày:

  • Ban ngày, sau khi kéo màn cửa, các mẹ bế trẻ ra phía cửa sổ đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ nghe tiếng xe cộ, tiếng nhộp nhịp xung quanh. Lúc trẻ bú, mẹ nên lay trẻ để điều chỉnh thói quen ngủ, không bắt trẻ phải thức suốt nhưng rút ngắn thời gian ngủ trái giờ của trẻ bằng cách chơi với trẻ, lay nhẹ…
  • Nơi bé nằm, không đặt đèn suốt từ sáng đến tối, như vậy đồng hồ sinh học của trẻ không nhận biết sự chuyển biến của thời gian. Đồng hồ sinh học “không chạy” đồng nghĩa với việc trẻ cũng bị “đứng giờ ngủ”.
  • Việc để đèn liên tục cũng dễ khiến trẻ bị căng thẳng, stress và quấy khóc không ngừng. Tránh trường hợp để trẻ ngủ bù vào ban ngày vì thấy ban đêm trẻ thức khuya, điều này càng khiến trẻ có thói quen ngủ ngày, thức đêm, hoặc ngủ li bì bất kể giờ giấc.
  • Cho bé hoạt động, chơi đùa thỏa thích
  • Nói chuyện và hát cho con nghe khi cho bú
  • Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày
  • Cho con tiếp xúc vừa phải với âm thanh thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt...
  • Nếu đang bú mà con ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức dậy
  • Ban ngày hãy cho bé hoạt động, chơi đùa thỏa thích
Ban đêm:
  • Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bú cữ đêm, cho con ăn đêm ngay tại phòng của bé giúp rút ngắn thời gian bữa ăn và khiến con nhận ra bữa đêm sẽ khác bữa ăn ban ngày
  • Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé.
  • Ban ngày, việc chơi đùa và trò chuyện với sau khi ăn có thể rất tốt song buổi đêm nên áp dụng cách vỗ về nhẹ nhàng cho bé.
  • Cố gắng để dành việc chơi đùa vào ban ngày
  • Dạy con nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được 2 tuần tuổi, không nên để quá muộn, trẻ sẽ khó đi vào nếp
  • Đáp ứng yêu cầu của bé nhanh chóng mỗi khi bé khóc, vỗ về và cho bé ăn ngay khi có thể
  • Áp dụng thói quen đặt bé xuống giường khi buồn ngủ nhưng vẫn thức trong 3-4 tháng đầu đời 
Tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ

Trước hết, mẹ cần xây dựng lịch sinh hoạt để mẹ và bé cùng cố gắng tuân thủ. Nên điều chỉnh thời gian biểu của con theo giờ giấc sinh hoạt của gia đình. Dưới đây là 5 tuyệt chiêu dành cho mẹ cải thiện tình trạng bé ngủ ngày thức đêm.
cách giúp trẻ ngủ ngon

1. Tạo thói quen

Bất luận là bé đã buồn ngủ hay chưa, cứ đến một giờ cố định của mỗi đêm, thường là từ 8-9 giờ đêm. Bạn cho bé bú no, lau mình, thay quần áo đi ngủ và đặt bé vào chỗ ngủ quen thuộc. Bạn nên hạn chế tối đa việc ẵm bồng, hát ru, rung lắc nhằm hi vọng bé sẽ ngủ nhanh hơn. Vì những điều đó chỉ khiến bé quen những thói xấu, chỉ vài ngày thôi là bé sẽ luôn đòi hỏi bạn như vậy mà bạn thì cần nhiều thời gian hơn để thư giãn, nghỉ ngơi sau ngày dài chăm sóc bé. Việc lặp đi lặp lại những hoạt động chuẩn bị trước khi đi ngủ sẽ giúp bé dần điều chỉnh được đồng hồ sinh lý của cơ thể mình.

2. Dạy bé cách phân biệt ngày/đêm

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có xu hướng hoạt động nhiều hơn vào ban đêm. Do đó khi chào đời bé sẽ vẫn giữ thói quen này. Mẹ cần giúp bé phân biệt được ban ngày và ban đêm.

Vào ban ngày, hãy giữ cho con tỉnh táo bằng cách mở rèm cửa, chơi đùa cùng bé. Gia đình vẫn giữ nếp sinh hoạt bình thường, mẹ chỉ nên hạn chế những âm thanh quá lớn. Trẻ sơ sinh vẫn cần ngủ các giấc ngắn trong ngày, mẹ đừng giữ cho bé thức sẽ làm bé căng thẳng và phát cáu.

Ban đêm mẹ cho bé bú no, thay tã, tắt bớt đèn và giữ yên lặng để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. Nếu cần chăm sóc bé ban đêm, mẹ bật một chiếc đèn sáng dịu, không nên để ánh sáng quá chói trên đầu bé.

3. Đảm bảo thời gian ngủ ngày

Một số mẹ thường ngăn con ngủ ngày với mong muốn bé sẽ ngủ đêm nhiều hơn. Điều này không hiệu quả vì bé sẽ khó ngủ vì mệt và gắt ngủ nhiều hơn. Mẹ hãy tham khảo thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo độ tuổi để đảm bảo bé ngủ đủ giấc.

4. Luyện cho bé tự ngủ

Cách bố mẹ dỗ bé ngủ rất quan trọng, nó sẽ hình thành thói quen trong những năm tháng đầu đời. Một số phương pháp luyện cho bé tự ngủ như phương pháp không khóc (No cry/No tears), bế lên đặt xuống (Pick up put down), để con khóc (Cry it out), khóc có kiểm soát (Controlled crying). Các mẹ có thể tìm hiểu sau đó chọn ra cách thức phù hợp với con và gia đình.

Mẹ nên đặt bé vào giường/cũi khi bé đã buồn ngủ nhưng vẫn còn thức, đừng để con ngủ say trên tay mẹ. Điều này sẽ tạo thói quen để bé tự xoay sở, mẹ sẽ không cần dỗ nếu con thức giấc nửa đêm.

5. Mẹ cần chú ý đến các yếu tố quan trọng để đảm bảo con dễ đi vào giấc ngủ đêm

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý một số hoạt động sau để tạo cho bé thói quen ngủ tốt ngay từ lúc sơ sinh:

– Chơi đùa ban ngày và giữ yên lặng vào buổi tối, giúp bé không quá phấn khích khi bước vào giấc ngủ đêm.

– Những “thủ tục” thư giãn trước giờ đi ngủ (tắm, kể chuyện, đánh răng…) sẽ giúp tinh thần bé thư thái, ổn định và hiểu được đã đến lúc lên giường ngủ.

– Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé đi ngủ.

– Chỗ bé nằm càng ít đồ, càng thoáng đãng càng giúp bé ngủ ngon hơn.

– Nếu bạn dành thời gian ôm ấp bé yêu trước giờ đi ngủ, bạn sẽ làm cho bé cảm thấy được tình yêu thương của bạn dành cho bé, đồng thời tạo cho bé sự an toàn.

Những ngày đầu luyện ngủ, bố mẹ có thể gặp khó khăn. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong thói quen ngủ của con sau khoảng 1 tuần. Chúc bé sớm vào nếp ngủ thật ngoan để mẹ thêm yên tâm!

Nguồn tham khảo:
1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/cach-day-tre-so-sinh-phan-biet-ngay-va-dem
2.https://www.phunuonline.com.vn/suc-khoe/bac-si-chi-chieu-giup-tre-moi-sinh-khong-con-ngu-ngay-thuc-dem-142153

Từ khóa tìm kiếm: chữa bệnh thức đêm ngủ ngày, cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹo trị ngủ ngày cày đêm, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, đâm cối cội chày ngủ ngày cày đêm, có nên cho trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, tập ngủ cho trẻ sơ sinh, mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
TRÍ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét