Mình lướt qua tựa sách và dường như bị nó lôi
cuốn thế là đọc nghiền ngẫm nó, mặc dù sách không dày, chỉ có 229 trang nhưng
mình phải mất 3 ngày mới đọc xong và dưới đây là một số đánh giá của cá nhân
mình – Thành cá đù. Bạn có thể copy thoải mái nhưng khi copy đi đâu nhớ để lại
nguồn Thanhcadu.com giúp mình nhé, cảm ơn bạn.
![]() |
Bạn sẽ nhận biết lập luận là gì, phân tích những thành phần của lập luận Ảnh: Google.com |
Đây là một tựa sách khá hay dành cho những bạn
muốn nâng cao khả năng tư duy biện luận, cho bạn có ước mơ làm luật sư, nhà
hùng biện...
Descartes (Đề-các) đã từng nói:
“Tôi tư duy. Do vậy, tôi tồn tại.”
Như vậy thì có phải lúc bạn đọc được câu này
là bạn đang tư duy hay không, và liệu rằng tư duy của bạn có phải là tư duy
biện luận hay không?
Trong một xã hội đang phát triển từng ngày với
mức độ ngày càng nhanh, chúng ta luôn phải xử lý một lượng thông tin rất lớn.
Nếu bạn không có khả năng suy nghĩ và biện luận tốt, bạn rất dễ bị “chìm” trong
biển thông tin tốt xấu lẫn lộn kéo theo hệ quả là học hành, công việc kém, chất
lượng cuộc sống suy giảm.
Sách trình bày những khái niệm từ căn bản đến
nâng cao nhằm giúp cho bạn hiểu được thế nào là “tư duy truyền thống”, “diễn
dịch”, “quy nạp”, “ngụy biện”... và có một số tình huống cụ thể trong cuộc sống
hằng ngày (phải nói là sách cập nhật những ví dụ rất cụ thể và cập nhật tới
cuộc sống) để bạn có thể thực hành khả năng tư duy của mình. Qua việc thực hành
thông qua những tình huống đó bạn có thể hiểu và áp dụng dễ dàng những khái
niệm, đặc biệt là những ví dụ dạng meme.
Đoạn trích trong sách Tư duy biện luận – Nghĩ
hay hơn hay nghĩ
Tác giả Đỗ Thị Diệu Ngọc, Nguyễn Huy Cường
Trên đời này có hai việc khó: Việc thứ nhất là nhét tư tưởng của người này vào đầu người khác. Việc thứ hai là nhét tiền của người khác vào túi của mình. Ai làm việc thứ nhất thành công thì ta gọi đó là Thầy, còn ai làm được điều thứ hai thành công thì ta gọi là Chủ. Nhưng có một người làm được cả hai việc khó đó rất thành công, ta gọi đó là Vợ.
Lập luận nghe rất triết lý này cũng dựa vào định nghĩa: Một thuộc tính của “thầy” là người “nhét chữ vào đầu ta” và một thuộc tính của “chủ” là “nhét tiền của người khác vào túi của mình”. Khái quát mô hình thành mô hình, ta có A là B, tuy nhiên định nghĩa này không đúng theo chiều ngược lại B là A, bởi có rất nhiều người “nhét chữ vào đầu ta” trong những ngữ cảnh cụ thể nào đó, nhưng không nhất thiết phải là “thầy” của ta. Lập luận vui này không hợp logic, do đó nó không đúng.
Bài tập thú vị trong sách, và bạn có thể để
lại câu trả lời bằng cách bình luận/ comment bên dưới bài đăng:
"Một cây cầu gỗ sẽ gãy trong 17 phút và bốn bạn
có tên Nhanh, Nhẹn, An, Toàn sẽ phải chạy qua cầu trước khi cầu sập. Mỗi lần
chỉ có 2 người được qua cầu. Trời thì tối mà 4 bạn chỉ có 1 cây đèn pin, vì vậy
sau khi đã băng qua cầu, 1 người sẽ phải quay trở lại để mang đèn pin về cho
những người sau.
Biết rằng:
- Nhanh qua cầu mất 1 phút.
- Nhẹn qua cầu mất 2 phút.
- An qua cầu mất 5 phút.
- Toàn qua cầu mất 10 phút.
Vậy thì từng đôi nào sẽ cùng chạy qua cầu để
tất cả cùng kịp sang bên kia trước khi cầu sập?"
Qua từng bước, bạn sẽ nhận biết lập luận là
gì, phân tích những thành phần của lập luận và xác định những lỗi ngụy biện
trong các lập luận nghe có vẻ rất thuyết phục. Từ đó, bạn có cái nhìn đánh giá
về tính hợp logic và tính đúng đắn của lập luận cũng như tự phát triển những
lập luận tốt, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định của bản thân.
Đây là những kỹ năng tư duy cần thiết trong hành trang của bạn khi bước vào
thời kỳ hội nhập, bởi những tương tác xã hội của bạn sẽ không còn bó hẹp trong
“lũy tre làng”. Khi vươn mình ra phạm vi khu vực và thế giới, tiếp xúc với
những nền văn hóa khác nhau, bạn cần có những năng lực tư duy phổ quát để tiếp
cận và thích ứng với các điều kiện đa dạng của cuộc sống hay môi trường làm
việc.
Nghĩ hay hơn hay nghĩ, như thông điệp mà hoa
hậu H’Hen Niê từng phát biểu:
“Chúng tôi đã từng ngán ngẫm và tránh né những
gì thuộc về logic
Nhưng chúng tôi yêu lẽ phải và lựa chọn con
đường làm chủ kỹ năng tư duy.
Chúng tôi làm được.
Bạn cũng có thể làm được.”
Chúc bạn đọc sách vui vẻ.
Từ khóa tìm kiếm: critical thinking review, đỗ
thị diệu ngọc, tư duy biện luận sách, nghĩ hay hơn hay nghĩ.