Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Dubbing là gì?

Dù gì thì bản gốc vẫn luôn truyền tải được chính xác nhất mục đích của tác giả, của Studio và đạo diễn
Với một người mê phim nửa vời như tui (chỉ xem phim nào mình thích chứ không phải là “cày” hết các loại) thì việc tìm hiểu Dubbing là gì cũng khá là không thi vị. Nhưng đã lỡ lầm rồi thì viết và cóp lại để các bạn cùng theo dõi luôn.

subbing
Nguồn ảnh: the-artifice.com


Không giống như tại Việt Nam, ở các nước Âu Mĩ thường quen với việc xem phim, anime khi nhà đài mua bản quyền và phát trên TV (như mấy kênh HBO, AXN, Netflix… họ chiếu phim đều đã mua bản quyền). Và khi chiếu trên TV, Anime thường được lồng tiếng lại (dub). Khi cộng đồng fan phát triển hơn, họ đọc manga và xem anime gốc trên Internet, giống chúng ta, với phụ đề (sub). Và đó đó là lí do cuộc chiến giữa Sub và Dub bắt đầu: Dub hay sub thì tốt hơn? Bản nào nên xem?

*Voice Over: là Các giọng đọc trong TVC quảng cáo mà các bạn thường hay xem trên truyền hình, TV, youtube…

*Nếu giọng đọc trong phim tài liệu thì sẽ gọi là thuyết minh (người đọc sẽ gọi là người thuyết minh).

*Voice Talent: là người làm công việc đọc Voice OVer.
*Dubbing: Là lồng tiếng các nhân vật trong phim
*Dubber: là người làm công việc lồng tiếng.Và đáp án là bản gốc, aka sub, duh. 

Dù gì thì bản gốc vẫn luôn truyền tải được chính xác nhất mục đích của tác giả, của Studio và đạo diễn. Nếu ai từng dịch thuật sẽ hiểu vấn đề “lost in translation” (không phải bộ phim ScarJo và Bill Murray lạc ở Tokyo…). Một từ trong ngôn ngữ này đôi khi sẽ có nghĩa khác trong ngôn ngữ khác, có thể đó là nghĩa bóng chỉ có ở ngôn ngữ đó hay ở ngôn ngữ đó từ này có nghĩa rộng hơn. Đôi khi điều đó khiến cho những câu đùa, chơi chữ mất hết ý nghĩa. Với bản sub thì vẫn có thể giải thích, note từ người dịch, nhưng dub thì không thể. 

Đôi khi, tệ hơn, nó làm mất đi một phần tính cách nhân vật, hoặc nội dung phim. Ngôn ngữ nói thể hiện rất nhiều thứ về nhân vật, và ngữ nghĩa của một từ trong ngôn ngữ này lại có nhiều cấp độ hơn so với từ khác. Nếu thay đổi, hoặc bỏ đi, sẽ gây đến hiểu lầm, hoặc làm mất đi điều gì đó so với ý định ban đầu của tác giả. Naruto dùng –yo khá nhiều và điều đó nói lên điều gì đó về nhân vật này.

Hoặc trong chap 139 của Yugioh manga, Jounouchi (Joey theo bản dub) bị điều khiển trí óc và phải đấu một ván bài một sống một chết với Yugi. Yugi đã nói :” I love you”. Khá chắc là câu đó trong bản gốc tiếng Nhật là từ “yêu” mang nghĩa thấp hơn tình yêu nam nữ… .
Hoặc thậm chí giọng của nhân vật cũng có thể thay đổi tính cách nhân vật nữa, hãy so sánh Goku sub và dub mà xem.

Đôi khi sẽ không thể dịch được những pop culture (văn hóa đại chúng). Anime nhật đôi khi nhắc đến Ultraman, nhưng người Mỹ thì sẽ ít biết đến series ấy hơn và không hiểu. (Trong bản tiểu thuyết cua Ready Player One, Ultraman có xuất hiện nhưng lên phim bị thay bằng Gundam vì nhiều người biết hơn).

Ngoài ra, còn kính ngữ: kính ngữ sẽ không được dùng trong dub, tức là khôn thể dịch –kun, -chan, -san,… và mất đi một phần sự thể hiện mối quan hệ giữa các nhân vật.

Ngoài ra, giọng của các nhân vật trong anime dub cũng có phần thực tế và trầm hơn. Không còn giọng cao vút dễ thương cho các nhân vật ngoài 20 nữa.

Voice Actors ở Nhật cũng khá đông và có nhiều lựa chọn, và cũng đòi hỏi rất nhiều, thậm chí đôi khi cả về ngoại hình và giọng hát với nhiều dv lồng tiếng nữ. Ở đây tôi chỉ nói về số lượng lựa chọn, về tài năng thì tôi không có đánh giá vì xem ít nhưng tôi đánh giá cao diễn viên lồng tiếng Mỹ ở một việc: giọng dub rất đa dạng, dù đôi khi 1 voice actor phải làm rất nhiều giọng đôi khi không hề giống nhau. Chris Sabat từng phải lồng tiếng trên 10 nhân vật phụ ngoài Vegeta và Piccolo trong DBZ dub. Và hãy thử nghe qua vài vai diễn của Troy Baker xem, không thể nhận ra anh ta từng lồng tiếng Joker trong Assault on Arkham. Và còn Tara Strong, Scott Menvill…

Xem sub cũng có thể giúp nhiều bạn học tiếng Nhật, dù cách nói chuyện hay âm độ trong anime thường không giống ngoài đời… . (Và thường là bạn sẽ học từ “Chết đi!” trước cả khi học từ “Chào buổi sáng” ). 

Ngoài ra sub cũng ra sớm hơn rất nhiều. Khi DB Super kết thúc, Dub mới vào arc Future Trunks. 

Và vấn đề cuối cùng, những câu trong Dub đôi khi có thể bị thay đổi vì lí do dịch thuật như trên hoặc để censor. Nếu ai xem Yugioh Abridged series sẽ thấy đây là lí do 4kids bị ghét như thế. Đôi khi, một vài pop culture của Nhật sẽ được thay thế 

Còn một điều nữa nhưng có vẻ không phải một vấn đề cho lắm, trừ khi bạn là w̶̶i̶̶b̶̶u̶ Fan ruột: Giọng của dub khác với bản gốc. Khi được hỏi về vấn đề này, Johnny Yong Bosch đã trả lời: “Tôi là một diễn viên, không phải kẻ bắt chước.” (yep, chính là Johnny Yong Bosch – Black Ranger đó)

Nhưng sub cũng có vấn đề của riêng nó. Một trong số đó là từ chính các fan, bởi sub thường do fan làm. Và vì vậy, tình trạng dịch ẩu, dịch sai dễ xảy ra hơn, hoặc dịch chế thêm mấy câu bậy bậy vào. Ở cộng đồng fan VN thì nó đã là nguồn drama từ lâu rồi nên chắc không cần phải nói thêm.

Việc dịch và giải thích joke cũng không giúp chúng ta cười được. Dù sao cũng có thể hiểu.
Việc đọc sub cũng khiến quá trình thưởng thức phim ảnh hưởng ít nhiều, nhất là với người đọc chậm. Và với nhiều người, nghe tiếng mẹ đẻ giúp tập trung dễ dàng hơn là nghe ngoại ngữ và phải đọc sub. (Cái này tôi có thể xác nhận. Bởi vì mọi giờ giảng trên lớp tôi đều ngủ gật, khi nghe giáo viên nói…)

Với những bộ quá nhiều chữ, sub cũng khiến cho việc xem chậm đi ít nhiều… .

Những bản dub làm tốt có thể loại bỏ kha khá các vấn đề trên. Có thể sẽ phải loại bỏ những liên tưởng đến văn hóa đại chúng Nhật nhưng thay vào đó là những gì của văn hóa đại chúng Mỹ nhưng vẫn giữ nguyên tinh thần gốc. Ví dụ như bản gốc ca ngợi Osamu Tezuka thì ta thay bằng Walt Disney (Triệu hồi #Atom ở thể tấn công) 

Bản gốc không phải lúc nào cũng hoàn hảo không tì vết. Bản sub có thể có cơ hội sửa chữa những thứ này. Ví dụ như season đầu của Yugioh anime bản dub có sửa một vài chi tiết liên quan đến Pegasus: có thêm một đoạn độc thoại về vợ, cách hồi sinh vợ,… và MONSTAHH CARDOOO)

Với những series như Hetalia, bản dub lại hợp hơn. Ít nhất, tôi có thể nghe Nga nói với giọng Nga, Đức nói với giọng Đức. 

Theo cảm nhận riêng của tôi, dub cũng nghe thực tế hơn, một người phụ nữ 25- 27 tuổi sẽ nghe đúng 25-27 chứ không phải giọng cao vút của một cô bé 17. Với những series nghiêm túc thì đây là điều cần thiết. (Thực ra thì Tara Strong hay Hynden Walch hoàn toàn có thể lồng tiếng với giọng cao như vậy được, nhưng đấy là lí do họ hay lồng tiếng series cho trẻ em như teen titans go hay powerpuff girls.)

(Việc giọng thực tế hơn có thể do văn hóa. Việc lồng tiếng của Nhật và nghệ thuật diễn xuất có thể truy về tận kabuki, nghệ thuật kịch, mà kịch nghệ trọng over acting, còn việc lồng tiếng ở Mỹ thì có thể được giảng dạy từ thời có radio.)

Ngoài ra việc dub giới thiệu anime với nhiều fan nước ngoài hơn sub cũng khiến họ gắn bó với nó hơn. Ví dụ như kể từ khi xem abridged series của yugioh, tôi đã gắn luôn giọng của Little Kurriboh với Yugi và không thể tưởng tượng ai khác lồng tiếng cho nhân vật này <(“)

Một ý kiến có trong lượng nhất trong cuộc chiến DUB – SUB này là ý kiến tác giả. Trong game thì tác giả sẽ can thiệp vào dub nhiều hơn, trước kia thì tác giả đạo diễn anime chỉ bán bản quyền là hết, nhưng gần đay họ cũng đã can thiệp hơn. Trong số đó có Hayao Miyazaki, Shinichiro Watanabe, Naoko Takeuchi, Hideaki Anno

Hayao Miyazaki cho biết là phim của ông để Xem chứ không phải Đọc nên ủng hộ việc dub phim. Ông cũng thích phiên bản dub Pháp của Porco Rosso hơn cả bản gốc (ở bản dub đó có cả Jean Reno). Mà phim của Hayao Miyazaki được Disney phân phối nên voice actor của phim cũng được đầu tư kĩ lưỡng, có cả sao hạng A Hollywood, không thể nào so với tv series được. (Liam Neeson, Matt Damon, Christian Bale, Anne Hathaway, William Dafoe, Patrick Stewart,…)

Đối với riêng tôi, tôi vẫn ủng hộ xem sub hơn dub (trừ khi bạn xem dub trên TV hoặc crunchyroll) Nhưng đôi khi vẫn có những bộ mà tôi thích dub hơn sub. Hai trong số đó là Code Geass và Dragon Ball Z. Lớn lên với Manga Dragon Ball và series trên CN. Tôi không thể quen với giọng nhí nhảnh ở phiên bản Nhật được. Giọng của Sean chính là những gì tôi tưởng tượng khi đọc truyện.

Với Code Geass, hầu hết giọng trong series này cũng thực tế hơn, làm mất đi chất over the top của bản gốc. Nhưng riêng với Lelouch (lồng tiếng bởi Johnny Yong Bosch) thì quá xuất sắc. Vẫn giữ nguyên cá tính của Lelouch mà không hề có cảm giác “diễn” như Jun Fukuyama.

Nhưng đấy chỉ là cảm nhận cá nhân của riêng tôi mà thôi.

Nguồn tham khảo: 
1.https://2dreviewer.com/2019/04/17/sub-vs-dub-cuoc-chien-vinh-cuu
2.https://goccualien.com/nhat-ki-cua-1-em-gai-co-nghe-tay-trai-la-doc-voice-over.html

Từ khóa tìm kiếm: cgv dubbing là gì, vietnam dubbing là gì cgv, 2d dub là gì, dub và fc là gì, bhd dub là gì, onyx là gì, lotte cinema, viet dub
TRÍ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét