Bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi Khái niệm công nghiệp hóa, Công nghiệp
hóa, hiện đại hóa La gì, Khái niệm hiện đại hóa la gì, Thế nào là công nghiệp
hóa, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới, thành tựu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và
chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.
![]() |
Công nghiệp hóa là gì |
Chào mừng các bạn đến với blog Thành cá đù chấm com. Tôi có đặt quảng cáo để
có kinh phí duy trì blog hoạt động, bạn có thể
làm ơn tắt chương trình chặn quảng cáo - Adblock sau đó tải lại
trang giúp tôi nhé. Cảm ơn !!!
Hiện có nhiều bạn đang quan tâm đến Công nghiệp hóa nghĩa là gì, tôi cũng có cùng mối quan
tâm đó và tôi đã dành nhiều thời gian để tìm ra một số lời giải, mời các bạn
cùng tham khảo nhé.
Công nghiệp hóa là gì
Thế nào là công nghiệp hóa, khái niệm công nghiệp hóa, công nghiệp hóa là
quá trình tạo sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp với nền kinh tế lạc
hậu, dựa trên lao động thủ công, năng suất thấp sang nền kinh tế công nghiệp
với cơ cấu kinh tế hiện đại, dựa trên lao động sử dụng bằng máy móc, tạo ra
năng suất lao động cao.
Như vậy, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu
thành nước công nghiệp hiện đại với trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến,
có năng suất lao động cao trong các ngành kinh tế quốc dân.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội
từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao
động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa
trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra
năng suất lao động xã hội cao.
Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm.
Vào giữa thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến
hành cuộc cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động
thủ công sang lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến
trình công nghiệp hóa của thế giới.
Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được dùng để
thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng công
nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu, Bắc
Mỹ và Nhật Bản.
Khái niệm hiện đại hóa la gì
Khái niệm hiện đại hóa là gì, hiện đại hóa là quá trình tận dụng mọi
khả năng để đạt trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại.
Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa vì các lý do sau:
- Đây là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật - công nghệ hiện đại, tự động hóa.
- Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.
Thành tựu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới, thành tựu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam có ý nghĩa lịch sử trong 35 năm đổi mới
(từ năm 1986).
Bước vào thời kỳ đổi mới, các ngành kinh tế nước ta, nhất là lĩnh vực công
nghiệp gặp nhiều khó khăn. Giai cấp công nhân kiên trì khắc phục khó khăn,
duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, dần thích ứng với cơ chế quản lý
mới,
nâng cao năng suất lao động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm công
nghiệp, đóng góp chủ yếu vào ngân sách Nhà nước.
![]() |
Non sông đang đổi thay từng ngày. Ảnh: Google |
Công nhân là lực lượng lao động trực tiếp thúc đẩy
sản xuất công nghiệp từng bước phục hồi, giá trị gia tăng ngành
công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 6,9%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế
biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp tăng…
Giá trị ngành công nghiệp hàng năm tăng cao, trong đó có công sức,
trí tuệ của giai cấp công nhân, đóng góp chủ yếu vào giá trị tổng sản phẩm
trong nước (GDP), góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn, có ý nghĩa
lịch sử của hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Kinh tế tăng trưởng ấn tượng. Sự nghiệp đổi mới đã đưa đất
nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, tạo được những tiền đề cần
thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
- Trong 10 năm 1990-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%. Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000).
- Sang đến giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 5,9%/năm; giai đoạn 2016-2019 ước đạt 6,8%/năm. Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.
- Năm 2020, nhiều nước trên thế giới đã rơi vào suy thoái, Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng (2,9%).
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa có những bước phát triển
mới. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tỷ trọng các ngành
công nghiệp và dịch vụ tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Trình độ
công nghệ sản xuất công nghiệp đã có bước thay đổi theo hướng hiện đại.
Một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như khoa học-công nghệ,
thiết kế công nghiệp, nghiên cứu thị trường, tài chính, ngân hàng, viễn
thông... đã hình thành và từng bước phát triển. Cơ cấu lao động đã có sự
chuyển đổi tích cực, gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
phục vụ tốt hơn các mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng lao
động ngành nông nghiệp đã giảm mạnh, tỷ trọng lao động ngành công
nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng liên tục. Năng suất lao động được nâng
lên rõ rệt.
Phát huy các lĩnh vực thế mạnh. Xuất khẩu hàng hóa là một thế
mạnh của Việt Nam trong những năm gần đây, khi giá trị kim ngạch xuất
khẩu không ngừng tăng lên và đã có 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm
2016. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt
trên 543 tỷ USD. Bên cạnh thế mạnh xuất khẩu nông sản, với nền chính trị
ổn định, môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, Việt Nam đã trở
thành một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Du lịch là lĩnh vực
gặt hái được nhiều thành công, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Đến nay, Việt Nam có quan hệ
thương mại với 224 đối tác, trong đó có hơn 70 nước là thị trường xuất
khẩu của ta; có quan hệ với hơn 500 tổ chức quốc tế; 71 nước công nhận
quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Đặc biệt, với việc tham gia 17
hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương (15 FTA đã ký
kết và 2 FTA đang đàm phán), Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới
khu vực thương mại tự do rộng lớn, chiếm gần 90% GDP thế giới, góp phần
gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu
khu vực và thế giới.
Tổng kết
Bài viết này tôi đã giải thích các câu hỏi khai niem cong nghiep hoa,cong
nghiep hoa hien dai hoa la gi, the nao la cong nghiep hoa, khai niem hien ai
hoa la gi, thanh tuu cong nghiep hoa hien dai hoa o viet nam,vai tro cua cong
nghiep hoa hien dai hoa,cong nghiep hoa hien ai hoa thoi ky oi moi,y nghia cua
cong nghiep hoa hien dai hoa at nuoc. Hi vọng bạn sẽ hài lòng với đáp án này.
Bạn có thể đóng góp thêm bằng cách bình luận bên dưới.
Cuộc sống này không phải cái gì, nghĩa là gì bạn cũng biết. Tôi đã dành nhiều
thời gian lục lọi, bỏ hàng giờ lang thang trên các địa chỉ web, đọc kỹ từng
chủ đề, từng bài post.. đế có được những bài viết cung cấp nhiều kiến thức thú
vị, bổ ích cho các bạn.
Săn Sale
Bạn có thể lựa cho mình một món hàng đang giảm giá theo địa chỉ tôi để bên
dưới nhé, còn chờ gì nữa. Mua đồ dùng qua liên kết bên dưới là góp phần ủng hộ
tôi có kinh phí tiếp tục duy trì blog này. Chân thành cảm ơn !!! Cam-xa-mi-ta.
Disclaimer: Bài viết được Thành cá đù tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất, trong bài viết này tôi có đưa vào các quan điểm cá nhân. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề bản quyền hoặc nội dung, vui lòng để lại bình luân bên dưới bài viết này hoặc gửi mail cho chúng tôi.
Thành cá đù chấm com chúc các bạn luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc
sống và kiếm được thật nhiều tiền.