Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Nhan đề Thu điếu có nghĩa là gì?

Nhan đề Thu điếu có nghĩa là gì, Thu ẩm nghĩa là gì, Ý nghĩa nhan đề câu cá mùa thu, Thu điếu chữ Nôm, Thu vịnh là gì, Thu điếu được viết theo thể thơ
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi Nhan đề Thu điếu có nghĩa là gì, Thu ẩm nghĩa là gì, Ý nghĩa nhan đề câu cá mùa thu, Thu điếu chữ Nôm, Thu vịnh là gì, Thu điếu được viết theo thể thơ. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.

thu dieu co nghia la gi, thu am nghia la gi, thu dieu chu nom, y nghia nhan de cau ca mua thu, thu vinh la gi, thu dieu duoc viet theo the tho nao, thu vinh nghia la gi, nhan de thu dieu co nghia la gi online, nhan de thu dieu co nghia la gi video
Nhan đề Thu điếu có nghĩa là gì

Chào mừng các bạn đến với blog Thành cá đù chấm com. Tôi có đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì blog hoạt động, bạn có thể làm ơn tắt chương trình chặn quảng cáo - Adblock sau đó tải lại trang giúp tôi nhé. Cảm ơn !!!

Hiện có nhiều bạn đang quan tâm đến - nghĩa là gì, tôi cũng có cùng mối quan tâm đó và tôi đã dành nhiều thời gian để tìm ra một số lời giải, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Thu điếu là gì

Thu điếu là một trong chùm ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến rất nổi tiếng từ xưa đến nay. Nhan đề Thu điếu có nghĩa là mùa Thu câu cá, bài thơ không lấy việc câu cá làm chính mà lấy mùa thu làm chính.

Thu điếu được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo - thất ngôn - 7 chữ).

Thu điếu chữ Nôm

Trong chữ Nôm, Thu điếu gồm:
  • ĐIẾU 釣 là “câu cá”- mồi giử mà câu lấy, chữ “điếu” gồm bộ “kim” 金(chỉ kim loại) và chữ “chước” 勺 (múc lấy);
  • còn ĐIẾU 弔 (bộ cung) mới là “xót thương”;
  • cho nên “thu điếu” 秋釣 chỉ có nghĩa “câu cá mùa thu” mà thôi!
Chùm ba bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến đều đặt tên bằng từ chữ Hán, “Thu vịnh - 秋 詠”, “Thu điếu - 秋釣”, “Thu ẩm - 秋 飲 ”

Ý nghĩa nhan đề câu cá mùa thu

Ý nghĩa nhan đề câu cá mùa thu? Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng.

Soạn bài Thu điếu

Soạn bài Thu điếu của Nguyễn Khuyến: Mở đầu theo thông lệ của thơ Đường, Nguyễn Khuyến giới thiệu và hạn định khái quát nơi phát sinh cảm hứng với câu phá đề:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Nơi ấy là “ao thu” . Địa điểm là: ao; thời gian; thu; thời gian không phải một ngày, một buổi nào, mà là cả một mùa: mùa thu. Hai từ “ao” và “thu” không tách rời nhau mà kết thành một ngữ “ ao thu”, một thứ ao riêng, chỉ đến mùa thu mới xuất hiện, hoặc chỉ đến mùa thu mới có những nét ấy, những vẻ ấy, những tính chất ấy. Trong cảm xúc ban đầu của Nguyễn Khuyến, ao thu được phát hiện nhờ hai tính chất: “lạnh lẽo” và “nước trong veo”. Đó là cảm nhận bỗng khiến cho lòng nhà thơ trà trề cảm hứng.

Nhưng “lạnh lẽo” đâu phải là tính chất riêng của “ao thu”; sang đông ao còn lạnh lẽo hơn kia mà! Có thể như vậy thật, nhưng ở đây không phải là chuyện lạnh hay không lạnh, lạnh nhiều hay lạnh ít. Ở đây là chuyện cảm xúc. Sau một mùa hạ nóng nực kéo dài, cái lạnh lẽo của mùa thu thật đáng để cảm xúc hơn là một cái lạnh này sang một cái lạnh khác, dẫu có lạnh hơn. Vả lại, ngoài cái lạnh, ao thu còn có “nước trong veo”. Ao lạnh, nước yên, nước trong đến tận đáy. Trong đến độ “trong veo”, tức là đạt đến độ cao nhất của sự trong, từ “veo” với vần “eo” tiếp sau từ “trong” gợi lên một lời cảm thán, một niềm thích thú, một tiếng reo nhỏ kéo dài. Trời phải lặng gió, bầu trời cũng phải thật trong, nước mới có thể “trong veo” như thế. Câu thơ đầu, dẫu chưa tả trời, cũng đã cho ta thấy trời. Trước mắt ta, một khoảng không giann trong sáng và tĩnh lặng vô cùng.

Mở ra với từ “ao”, bài thơ của Nguyễn Khuyến thật đã bắt đầu không theo sách vở chút nào. Lẽ ra khong phải là ao, mà là hồ như Tây Hồ, Động Đình hồ… hoặc bến như bến Tân Hoài, bến Cô Tô, bến Phong Kiều… hoặc sông như sông Hoàng Hà, sông Dương Tử… chẳng hạn. Các nhà thơ xưa, trước kia cũng thời Nguyễn Khuyến vẫn làm thế mà!. Có làm như thế mới là nhà thơ cổ, nhà thơ có học, nhà thơ cao khiết. Nhưng không, Nguyễn Khuyến đã chọn cái ao làm chỗ xuất phát cho cảm hứng. Ao là một nét thường gặp ở vùng quê nhà thơ, vùng quê Việt Nam. Nói đến ao là động đến một cái gì rất thân quen, rất thân mật, rất bình dị trong cuộc sống dân tộc. Nguyễn Khuyến đã chọn nó, chọn cái ao, vì sao? Vì tâm hồn ông là thế, thân mật, chân thành, bình dị, gắn bó với dân tộc.

Thế là với một câu thơ, Nguyễn Khuyến đã đóng khung cảm xúc của mình với một bức tranh mùa thu trong Thu điếu là phong cảnh Việt Nam giản dị mà gợi cảm biết bao:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo.

Trên cái nền ấy là hình ảnh người câu cá:

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Người ngồi câu cá không ngồi xuống đất, bên bờ ao như thói thường những nguoifw đi câu cáo ao, nhất là những người câu cá “ngiệp dư”, mà ngồi trên “một chiếc thuyền câu”. Ngồi trên thuyền, trong trường hợp này, có lợi thế hơn. Ngồi trên bờ thì tầm nhìn bị giới hạn chỉ có một phía; ngồi trên thuyền xa bờ thì có thể thấy nhiều phía hơn, rộng hơn. Nhưng, đưa một chiếc thuyền câu lên mặt ao, tác giả cũng đặt mình trước nguy cơ: sự thiếu cân bằng của bức tranh. Từ “ao” vốn gợi lên một khoảng không gian nhỏ. Chiếc thuyền lại có thể lớn, không khéo thì phá vỡ mất vẻ xinh xắn, bé nhỏ, thanh tú của bức tranh mùa thu trong Thu điếu. Rất tỉnh táo và tinh tế trong chữ nghĩa, tiếp théo “chiếc thuyền câu”, nhà thơ có ngay mấy từ “bé tẻo teo”. Không phải “nhỏ” mà là “bé”, nghiac là rất nhỏ trong sự nhỏ, đã bé lại “bé tẻo teo”, sự nhỏ càng được thu đến thật nhỏ, nhỏ tưởng có thể cầm lấy được trong tay, nhỏ và xinh xắn, nhẹ nhàng như món đồ chơi. Thế là bức tranh vẫn giữ được  sự cân đối hài hòa. Mà bức tranh cũng rất thực nữa: trên mặt cái ao nhỏ của làng quê, nổi lên một chiếc thuyền câu nhỏ, có lẽ đó là một chiếc thuyền nan, thường được gọi là “thuyền thúng” rất phổ biến ở vùng quê miền Bắc, vừa vặn cho một người ngồi. Thật mà cứ như mơ, mơ mà rất thật! Cả không gian như co lại trong cái lạnh mùa thu.

Nhờ ngồi trên một chiếc thuyền câu như thế, giữa một cái ao như thế, nhà thơ đã nhận ra nhiều vẻ của mùa thu:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng màu xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Trong bốn câu thơ trên, ở hai câu thực là cảnh gần, ở hai câu luận là cảnh xa. Cảnh gần thì có “sóng biếc gợn” và “lá vàng đưa”; sóng biếc gợn thành hình, lá vàng đưa thành tiếng, nhưng cả tiếng và hình đều cực nhỏ, cuối hai câu thơ, nổi lên hai từ đối nhau: “tí”, “vèo”, một từ nói lên sự cực nhỏ của hình khối, một từ diễn tả sự cực nhỏ của âm thanh. Vẻ tĩnh lặng của mùa thu cứ tăng dần qua từng cấp độ: hơi gợn – tí, khẽ đưa – vèo. Hơn nữa qua âm thanh, nguoifw đọc còn nhận dạng được chiếc lá đang đưa: gió nhẹ, mà khiến được lá “sẽ đưa vèo”; chiếc lá ấy phải nhẹ, nhỏ, dài, thon nhọn; chắc không thể là lá gì khác ngoài lá tre, lá trúc. Không gian động mà tĩnh, có âm thanh mà vẫn vô thanh. Cái sóng ấy, cái tiếng lá bay ấy, chỉ như xao động lên, âm vang lên trong cõi lòng nhà thơ, một cõi lòng lạnh lẽo, trong treo, tĩnh lặng như làng quê, như mùa thu… ở hai câu luận, cảnh thu như xa hơn một chút, cảnh bên ngoài giới hạn của ao thu, nhưng vẫn được nhìn từ ao thu, phía trên là bầu trời mùa thu, trước mặt là làng xóm mùa thu. Trời thu xanh, xóm làng thì vắng vẻ. Nguyễn Khuyến rất yêu cái màu của trời thu: xanh ngắt. Trong cả ba bài thơ mùa thu của nhà thơ, da trời đều có màu xanh ấy:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt (Thu điếu)

Trời thu xanh ngắt mấy từng cao (Thu vịnh)

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt (Thu ẩm)

Trong cảm xúc của Nguyễn Khuyến, cái màu xanh ngắt là màu xanh ở vẻ đặc trưng đầy khơi gợi của trời thu. Xanh ngắt là màu xanh ở độ tinh khiết tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề chắp nối. Nhưng để nhận ra màu xanh ấy của bầu trời, cảm nhận được vẻ đẹp của nó, bên dưới nói phải có lơ lửng một tầng mây. Tầng mây không phải là để phủ, để che, mà để làm rõ trời xanh ngắt. Nhà thơ Yên Đỗ quả là tinh tế!

Nhìn về làng xóm, mùa thu đến, cảnh vốn đã vắng lại càng vắng thêm ra vì ngõ trúc quanh co. Người đi lại đã ít, nếu có bóng người nào trong ngõ thì cũng bị quanh co ấy che khuất, cho nên cái vắng vẻ ở đây thành ra tuyệt đối “vắng teo”.

Cả bốn câu thơ tả cảnh, tuy có dáng, có hình, có màu sắc, có âm thanh, nhưng khi đọc lên, từ nào cũng gợi ta phải đọc se sẽ. Tất cả đều chỉ như một làn gió nhẹ, một hơi thở nhẹ của mùa thu. Đọc xong cả bốn câu thơ, người đọc hơi thấy lạ: bài thơ về chuyện câu cá mà không dành một câu nào, thậm chí, từ nào nói chuyện câu cá. Ồ! Nhưng mà có đấy thôi, nếu không đang ở vị trí ngồi câu cá, cái tư thế đang ngồi câu cá, làm sao lại cảm nhận được mùa thu, cảnh thu như thế? Hẳn đây chính là chỗ “ý tại ngôn ngoại” của bài thơ này.

Bài thơ cho đến đây, đã hết sáu câu, vẫn chưa thấy xuất hiện con người. Đến hai câu cuối của bài thơ, con người chính là tác giả bài thơ mới xuất hiện. Sự xuất hiện này tạo lên cho bài thơ điều gì bất ngờ không? Bất ngờ thì có bất ngờ, nhưng bức tranh trời nước mùa thu thì không vì thế mà thay đổi. Vẫn cái vắng vẻ, tĩnh lặng ấy, vẫn cái bất động và vô thanh ấy, lần này thì có rút lại thêm một bực nữa:

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được.

Ngồi câu cá mà ngồi ở tư thế đó thì có thể ngồi yên suốt một buổi, suốt một ngày. Tư thế “tựa gối ôm cần” một phần vì tiết thu, giữa “ao thu lạnh lẽo”, ngồi “co ro” thế cho bớt lạnh, nhưng một phần còn bởi lòng nguoifw câu cá, ngồi như thế để có thể ngồi được lâu, mà trầm tư, mà thưởng thức, mà hòa cái trong trẻo, cái cô đơn của lòng mình vào cái tĩnh lặng và trong treo của mùa thu. Tưởng chừng người câu cá đã quên mất việc đến đây để ngồi câu cá. Thật ra thì vẫn nhớ đấy chứ, nhớ nên biết là mình ngồi câu đã lẫu mà chưa có cá: Lâu chẳng được. Có điều, chờ mà không băn khoăn, không sốt ruột. Mục đích ngồi câu đâu phải để có cá. Hình như người ngồi câu đang chờ một điều gì đó nữa mà chính mình cũng không rõ. Thế rồi:

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Mấy tiếng đâu đớp động cùng một âm đầu hữu thanh làm rung động cả câu thơ. Cái rung động ấy khẽ đến nỗi như có mà lại như không. Cá có thể cắn câu mà cũng có thể không. Nhưng cần gì, riêng cái rung động mơ hồ ấy cũng đã đáng quý rồi, cái rung động ấy khiến cả không gian mùa thu như ngừng lắng lại, hồn nguoifw cũng ngừng lắng lại. Thật là một câu kết lạ lùng, kết lại mà mở ra, kết lại mà gợi tới bao nhiêu điều liên tưởng.

Điều gì khiến bài thơ thu điếu của Nguyễn Khuyến mở thành một bài thơ bất hũ? Sự điêu luyện của nhà thơ trong việc sử dụng tiếng nói dân tộc, một thứ tiếng Việt uyển chuyển, phong phú, đạt đến mức tuyệt đối trong sáng và tinh tế ư? Vẻ đẹp giản dị, thực sự của mùa thu Việt Nam. Của làng quê Việt Nam ư? Tất cả đều đúng. Nhưng có điều này rất quan trọng: ấy là trong Thu điếu, ta nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn: trong sáng và bình dị, tinh tế và chân thành, rất gắn bó với những gì thuộc về quê hương và dân tộc. Đọc Thu điếu, ta hiểu và tự hào thêm về làng quê và đất nước Việt Nam, yêu cái tình người đậm đà của con người Việt Nam.

Thu ẩm nghĩa là gì

Thu ẩm là tên một bài thơ của Nguyễn Khuyến có nghĩa là mùa thu uống rượu, (ẩm là uống trong tiếng Hán). Bài thơ này nằm trong chùm thơ thu của ông (Thu ẩm - Thu điếu - Thu vịnh), ba bài này đều in đậm hai nét tiêu biểu cho tâm hồn thơ của tác giả: đó là dáng thu, hồn thu của đồng bằng Bắc bộ thời xưa và thắm đượm vào cảnh vật là tâm tư của nhà thơ trước cảnh tình đất nước thời gian ông từ quan về sống ở quê nhà.

Soạn bài Thu ẩm của Nguyễn Khuyến

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca Việt Nam cả xưa và nay. Trong số các tác phẩm đặc sắc về mùa thu không thể không nhắc đến chùm thơ thu của tác giả Nguyễn Khuyến mà một trong số đó là bài Thu ẩm.

Mở đầu bài thơ thất ngôn bát cú, tác giả viết:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè”.

Cảnh vật được miêu tả ở đây là trong đêm tối tĩnh lặng với những ngôi nhà mà người đọc có thể tưởng tượng ra được là nó vô cùng lụp xụp, liêu xiêu. Ở đấy, người ta chỉ nhìn thấy ánh sáng và chuyển động từ những chú đom đóm trong đêm khuya. Đom đóm là đặc sản của mùa hè và mùa thu, chuyển động của chúng như báo hiệu cho người đọc biết rằng hóa ra mùa thu đã đến rồi đây.

Nếu như ở hai câu thơ đầu, hình ảnh những gian nhà hay con ngõ sâu hun hút còn được bao phủ bởi màn đêm sâu thăm thẳm thì ở hai câu thơ tiếp theo, ánh sáng đã xuất hiện và làm sáng lên cảnh vật lung linh huyền ảo:

“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”.

Màu khói và ánh trăng như hòa quyện vào nhau, đan cài tạo nên một khung cảnh vừa lấp lánh huyền ảo lại đầy trữ tình thơ mộng. Thêm vào đó, mọi cảnh vật ở đây đều như có chuyển động, khói thì phất phơ, ao thì lóng lánh gợn sóng nước. Những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và dịu êm, nó gợi ra một mùa thu, một đêm thu đầy tĩnh lặng, yên ả, thanh bình.

Đến hai câu thơ tiếp theo, cảnh vật đất trời đã chuyển sang một hoạt cảnh mới, đó là vào ban ngày:

“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe”.

Bầu trời lúc này đã rõ ràng hơn cái sắc thu, cảnh thu; trời xanh ngắt một màu tạo nên không gian bao la, mênh mông và gợi liên tưởng đến cái nắng vàng nhẹ, cái gió hiu hiu của mùa thu. Đến câu thơ tiếp theo, hình bóng của con người cũng lần đầu tiên xuất hiện, đó là đôi mắt của ông lão. Đôi mắt ấy như được nhuốm đỏ bởi màu sắc của cảnh vật, nó như chìm đắm trong sắc thu, trong cả đất trời. Tác giả sử dụng nhiều tính từ chỉ màu sắc: màu khói, xanh ngắ, đỏ hoe khiến cho mùa thu trong bài không bị ảm đạm, cô quạnh mà hiện lên đầy sức sống và rất tươi đẹp.

Hai câu thơ kết bài là tiếng than thở của con người:

“Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy.
Độ năm ba chén đã say nhè”.

Ông lão hẳn đang có những chuyện buồn hoặc hẳn là những chuyện cần suy tư chiêm nghiệm nên mới lôi rượu ra để nhâm nhi thưởng thức. Ấy thế nhưng chưa uống được là bao thì lại chếnh choáng say. Cái say của ông có lẽ là cái say hương vị rượu nhưng cũng có thể đây là cái say trước vẻ đẹp của cảnh vật, đất trời. Trước cảnh thiên nhiên mùa thu đầy lãng mạn, đầy xúc cảm, người thi nhân đã không kìm lòng được mà thả hồn vào với đất trời, với men say mật ngọt. Ông thả mình trong những chén rượu, vừa thưởng thức khung cảnh lại vừa suy nghĩ, lo toan cho những công việc nước việc dân, việc nhân tình thế thái. Phải, chính là lòng của Nguyễn Khuyến lúc này không yên, ông dù là đang uống rượu thưởng thức mùa thu song trong lòng vẫn bận trăm mối tơ vò, đầy suy tư, ngẫm nghĩ về thế sự, thời cuộc.

Ba câu thơ cuối xuất hiện hình ảnh, bóng dáng của con người, cũng đặc tả nhiều hành động của con người ấy. Cả bài thơ xét ra trừ tiêu đề lại không hề có một câu thơ nhắc đến mùa thu. Ấy thế nhưng mùa thu lại như hiện hữu, ngập tràn trong từng cảnh vật, từng hơi thở. Mùa thu chìm đắm trong những suy tưởng và ánh nhìn, sự cảm nhận của thi nhân. Đó cũng là nét đặc sắc của bài thơ nói riêng và của cả thơ Nguyễn Khuyến nói chung.

Thu vịnh là gì

Thu vịnh là mùa thu làm thơ, có nghĩa là ngâm vịnh, ca tụng về mùa thu, tuy có một số quan niệm cho rằng nên hiểu là tác giả đang trầm ngâm ngắm mùa thu mà làm thơ nhưng nếu như thế thì chưa chính xác lắm. Cả bài là những vần thơ bay bổng, mới nghe mới đọc thì tưởng chừng chỉ đơn giản là tả về mùa thu, nhưng nếu đọc mà trầm ngâm thêm chút nữa mới biết nó cũng chứa nhiều nỗi niềm tâm sự của một con người yêu nước, thương dân.

Soạn bài Thu vịnh

Soạn bài Thu vịnh của Nguyễn Khuyến: Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khuyến là không thể không nhắc đến chùm thơ thu vô cùng đặc sắc của ông. Mỗi bài thơ lại có cái phong vị riêng, có những cảm xúc và cách thể hiện riêng. Thu vịnh – đúng như tên gọi, là một bài thơ về mùa thu do nhà thơ tức cảnh mà làm nên.

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Khuyến viết:

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”.

Bầu trời là hình ảnh thường được tác giả Nguyễn Khuyến nhắc đến khi miêu tả về mùa thu (Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt – Thu ẩm), bầu trời ở đây cũng hiện lên trong xanh, đã vậy lại còn xanh mấy tầng. Cách miêu tả cho thấy một mùa thu về tràn ngập trong đất trời, trong từng ánh nắng, cái gió hắt hiu của cảnh vật. Trong bối cảnh ấy, tác giả đang thong dong nhàn hạ thả cần câu cá. Thật là một cảnh vật thanh bình, hiền hòa và đầy lãng mạn.

Đến hai câu thơ tiếp theo, mùa thu như được mở rộng hơn với non nước và ánh trăng:

“Nước biếc trông như tầng khói phủ,
Song thưa để mặc bóng trăng vào”.

Vẫn là hình ảnh dòng nước, là những làn khói mong manh mờ ải, là hình ảnh ánh trăng rất đỗi quen thuộc nhưng nay lại được miêu tả trong một bối cảnh và trạng thái mới. Làn nước trong xanh được bóng mây trên bầu trời in xuống và những làn sương bảng lảng chập chùng tạo thành những tầng khói mỏng phủ trùm trên mặt nước. Tiếp đến, điểm nhìn của nhà thơ thay đổi từ bên ngoài di chuyển vào trong phòng để chứng kiến hình ảnh bóng trăng len lỏi vào trong phòng, bao phủ lên cảnh vật, chiếu rọi khung cảnh và làm bầu bạn với nhà thơ.

Ở hai câu thơ tiếp theo, nhà thơ vẫn tiếp tục với những khung cảnh trong mùa thu:

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào”?

Cảnh vật quen thuộc là những giàn hoa năm ngoái từng nở rộ thì năm nay lại tiếp tục. Mọi khung cảnh đều được miêu tả với vẻ đẹp hết sức nhẹ nhàng, yên ắng và thanh bình: bầu trời, ánh trăng, mặt sông, giàn hoa… Dường như trong cái mùa thu nhàn nhạt ấy, nhà thơ đã đem tất cả những cảm nhận lãng mạn nhất của mình ra để ngắm thu, để cảm thu và để làm thơ.

Hai câu kết bài thơ là lúc mà nhà thơ nhắc về bản thân mình:

“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”.

Trước cơn say với cảnh vật, đất trời, nhà thơ mới nảy sinh nên ngẫu hứng làm thơ, thế nhưng ông đồng thời lại nghĩ thẹn với người cố nhân tài hoa thuở trước. Đây là nhân cách cao đẹp, là sự khiêm tốn nhún nhường của nhà thơ. Ông e ngại mình tài năng có hạn không xứng với thi nhân, nhưng lại bộc lộ một cảm xúc vô cùng đặc biệt với mùa thu, tự nhận mình không cầm lòng được trước cảnh đẹp của đất trời. Chính là trời thu, khí thu, mọi cảnh vật của mùa thu đã khiến cho ông hứng thú, tức cảnh sinh tình, xuất khẩu mà thành thơ. Điều này cũng chứng tỏ rằng thi nhân là một người có lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và có những giác quan tinh tế, cảm nhận mùa thu bằng vẻ đẹp nên thơ nhất của nó. Cách gieo vần: “cao”, “vào”, “nào”, “Đào” khiến cho từng câu thơ đọc lên đầy nhịp điệu lại thêm phần nhẹ nhàng,mang đậm âm hưởng của mùa thu.

Khác với tác phẩm Thu ẩm không hề trực tiếp nhắc đến mùa thu trong bài, ở bài Thu vịnh này, tác giả ngay từ khi mở đầu đã giới thiệu đây là quang cảnh trong mùa thu. Chính vì vậy mọi cảnh vật, sắc thái trong bài đều được miêu tả với bóng hình mùa thu một cách trực diện nhất. Nhưng dù là tả gì và tả như thế nào thì có thể nói, những vần thơ của Nguyễn Khuyến đều đã rất thành công trong việc vẽ nên một bức tranh thu có cả cảnh vật xinh đẹp động lòng, lại có cả cái tình của người cảm nhận ở bên trong.

Tổng kết

Bài viết này tôi đã giải thích các câu hỏi thu dieu co nghia la gi, thu am nghia la gi, thu dieu chu nom, y nghia nhan de cau ca mua thu, thu vinh la gi, thu dieu duoc viet theo the tho nao, thu vinh nghia la gi, nhan de thu dieu co nghia la gi online, nhan de thu dieu co nghia la gi video. Hi vọng bạn sẽ hài lòng với đáp án này. Bạn có thể đóng góp thêm bằng cách bình luận bên dưới.

Cuộc sống này không phải cái gì, nghĩa là gì bạn cũng biết. Tôi đã dành nhiều thời gian lục lọi, bỏ hàng giờ lang thang trên các địa chỉ web, đọc kỹ từng chủ đề, từng bài post.. đế có được những bài viết cung cấp nhiều kiến thức thú vị, bổ ích cho các bạn.

Săn Sale

Bạn có thể lựa cho mình một món hàng đang giảm giá theo địa chỉ tôi để bên dưới nhé, còn chờ gì nữa. Mua đồ dùng qua liên kết bên dưới là góp phần ủng hộ tôi có kinh phí tiếp tục duy trì blog này. Chân thành cảm ơn !!! Cam-xa-mi-ta.

Disclaimer: Bài viết được Thành cá đù tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất, trong bài viết này tôi có đưa vào các quan điểm cá nhân. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề bản quyền hoặc nội dung, vui lòng để lại bình luân bên dưới bài viết này hoặc gửi mail cho chúng tôi.

Thành cá đù chấm com chúc các bạn luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và kiếm được thật nhiều tiền.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét