Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

FDI là gì? Các hình thức FDI ở Việt Nam

Fdi là gì, Ví dụ về FDI ở Việt Nam, Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Các hình thức FDI ở Việt Nam hiện nay là gì
Bạn đang tìm kiếm lời giải cho câu hỏi vi du ve fdi o viet nam, fdi la gi, vi du ve au tu truc tiep nuoc ngoai vao viet nam, fii la gi, thu hut von au tu nuoc ngoai la gi, au tu nuoc ngoai tren the gioi hien nay tap trung chu yeu vao linh vuc, von au tu nuoc ngoai la gi, fpi la gi. Bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.

khai-niem-fdi-la-gi

Chào mừng các bạn đến với blog Thành cá đù chấm com. Tôi có đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì blog hoạt động, bạn có thể làm ơn tắt chương trình chặn quảng cáo - Adblock sau đó tải lại trang giúp tôi nhé. Cảm ơn !!!

Hiện có nhiều bạn đang quan tâm đến vốn FDI nghĩa là gì, tôi cũng có cùng mối quan tâm đó và tôi đã dành nhiều thời gian để tìm ra một số lời giải, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

FDI là gì

FDI (Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài dài hạn của các nhân hay đơn vị nước này vào một nước khác bằng việc sử dụng vốn FDI xây dựng các sở kinh doanh, sản xuất. Chủ đầu tư là người nắm quyền quản lý, điều hành mô hình kinh doanh, sản xuất đó để thu lợi nhuận.
Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa:

Vốn đầu tư trực tiếp FDI là một nguồn vốn rất quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến những nền kinh tế đang phát triển, những nền kinh tế nhỏ, chưa có cơ chế quản lý thực sự hiệu quả cũng như công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu.

Ví dụ về FDI ở Việt Nam: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác:
  1. Công ty Honda Motor (Nhật Bản- 42%)
  2. Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%)
  3. Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam- 30%
Với tổng vốn đầu tư 209.252.000 USD, diện tích 219.000 m2 và hơn 5000 lao động thâm nhập thị trường Việt Nam hơn 10 năm tạo ra nhiều lợi nhuận kinh tế cho các bên tham gia liên doanh và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.

Nguồn gốc và bản chất của FDI

Mặc dù xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác đến cả vài chục năm nhưng FDI đã nhanh chóng thiết lập vị trí của mình trong quan hệ quốc tế. Dần trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi quốc gia trên thế giới.

Về bản chất, FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên, một bên là nhà đầu tư và bên còn lại là quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong đó, cụ thể:
  • Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
  • Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư, thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý.
  • Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
  • Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  • Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.

Đặc điểm chính của FDI

  • FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, luật pháp của một số nước (ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham gia góp vốn nhà nước. Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDL Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
  • Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư. Các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề này. Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%, Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tư trực tiếp và đàu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định của OECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự vào quản lý doanh nghiệp.
  • Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệ này.
  • Chủ đầu tư tự quyểt định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị. Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh mà không phải lợi tức.
  • FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý... vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án.

Các tác động của nguồn vốn FDI

Vốn FDI là nguồn vốn từ nước ngoài, vì thế nó sẽ có những tác động tích cực đến nên kinh tế của quốc gia tiếp nhận vốn và với quốc gia đầu tư.

Đối với quốc gia đầu tư

Tác động tích cực

  • Nhà đầu tư có quyền điều hành, quản lý nên sẽ có quyền đưa ra những quyết định có lợi cho phía mình để đảm bảo về hiệu quả đầu tư.
  • Nhà đầu tư được quyền khai thác những lợi thế từ quốc gia tiếp nhận: thị trường tiêu thụ lớn, nhân công giá thành thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên…
  • Nhà đầu tư tránh được các rào cản bảo hộ, phí mậu dịch tại quốc gia tiếp nhận vốn FDI.

Tác động tiêu cực

  • Vốn đầu tư FDI là vốn đầu tư ra một quốc gia khác, vì thế trong nước sẽ bị mất đi một khoản vốn. Nếu nước đầu tư có những khó khăn để thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm… thì sẽ thiếu một khoản vốn đáng kể.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong việc thay đổi chính sách kinh tế, thuế hy những tác động của chiến tranh, thiên tai… và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư.

Đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư

Tác động tích cực

  • Quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI sẽ tăng được nguồn thu ngân sách nhà nước, có vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản suất kinh doanh tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
  • Ít phải chịu rủi ro từ việc vốn đầu tư có hiệu quả hay thua lỗ.
  • Quốc gia tiếp nhận vốn và còn được tiếp thu, học hỏi các công nghệ kỹ thuật mới, các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả, tiên tiến, hiện đại trên thế giới.
  • Mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn, tạo điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, có thể tham gia sản xuất trên quy mô ngoài phạm vi quốc gia.
  • Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế thông qua việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải cách công nghệ, nâng cao năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Tác động tiêu cực

  • Nếu không quản lý tốt các doanh nghiệp FDI và không có quy hoạch tốt thì việc khai thác tài nguyên thiên nhiên tràn lan sẽ khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt và gây ra hậu quả về ô nhiễm môi trường.
  • Nhà đầu tư có quyền lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực gì, ở vùng nào, và như vậy sẽ làm mất cân bằng kinh tế giữa các vùng.
  • Nếu các doanh nghiệp trong nước không đủ mạnh, không đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp FDI sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị phá sản.
  • Dẫn đến ảnh hưởng chính trị nếu doanh nghiệp FDI vận động được chính quyền địa phương đồng ý các quyết định có lợi cho họ.

Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Danh sách Top 05 doanh nghiệp FDI lớn nhất Việt Nam hiện nay
  1. Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
  2. Công ty Honda Việt Nam (HVN)
  3. Công ty ô tô TOYOTA Việt Nam (TMV)
  4. Công ty TNHH Canon Việt Nam
  5. Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Các hình thức FDI ở Việt Nam

Các hình thức FDI ở Việt Nam hiện nay là:

Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài gọi tắt là liên doanh là hình thức được sử dụng rộng rãi nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới từ trước tới nay, nó là hình thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả thông qua hợp tác.

Với hình thức này tổ chức kinh doanh với tính chất quốc tế hình thành từ sự hoạt động dựa trên sự đóng góp của các bên về vốn, quản lý lao động và cùng chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như rủi ro có thể xảy ra, hoạt đọng liên doanh bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đây cũng là hình thức đầu tư có vốn nước ngoài nhưng ít phổ biến hơn hình thức liên doanh trong hoạt động đầu tư quốc tế. Hinh thức này là một thực thể kinh doanh có tư cách pháp nhân được thành lập dựa trên các mục đích của chủ đầu tư và nước sở tại.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh của nước sở tại, đó là điều kiên kinh tế, chính trị, pháp luật, Hình  văn hoá, mức độ cạnh tranh…

Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh để tiến hành đầu  tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy định rõ việc phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận giữa các bên.

Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi giám sát việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các bên hợp doanh có nghĩa vụ đối với nhà nước sở tại một cách riêng rẽ. Quyền lợi, nghĩa vụ của các bên được quy định rõ trong hợp đồng.

Đầu tư theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT)

BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) là mô hình liên kết giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá công trình) trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý, sau đó chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước chủ nhà.

Đầu tư theo hình thức xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)

Hợp đồng BTO là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao là hình thức hợp đồng kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Đầu tư thông qua mô hình công ty mẹ và con (Holding company)

Mô hình công ty mẹ và con là một công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức đủ kiểm soát hoạt động quản ly và điều hành công ty đó thông qua việc gây ảnh hưởng hoặc lựa chọn thành viên hội đồng quản trị. Holding company được thành lập dưới dạng công ty cổ phần, và đã tạo ra rất nhiều thuận lợi.

Hình thức công ty cổ phần

Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp trong đó  vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp vào doanh nghiệp cổ đông.

Đặc trưng của nó là quyền phát hành chứng khoán ra công chúng và các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.

Hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập M&A (Merger & Acquisition)

Mua lại và sáp nhập - M&A là một hình thức liên quan tới việc mua lại và hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Với hình thức này có tận thể tận dụng lợi thế của đối tác ở nơi tiếp nhận đầu tư tận dụng thị trường, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu rủi ro.

Hình thức công ty hợp doanh

Công ty hợp doanh là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp  vốn. Các thành viên là cá nhân có trình độ chuyên môn, có uy tín nghề nghiệp, có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý của công  ty, không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh. 

Hình thức đầu tư này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, nhưng vì có những ưu  điểm rõ nét nên cũng được các doanh nghiệp lớn quan tâm. Việc cho ra đời hình thức công ty hợp danh tạo thêm nhiều cơ hội cho nhà đầu tư lựa chọn  hình thức đầu tư phù hợp với yêu cầu, lợi ích của họ.

Tổng kết

Bài viết này tôi đã giải thích các câu hỏi Fdi là gì, Ví dụ về FDI ở Việt Nam, Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Các hình thức FDI. Hi vọng bạn sẽ hài lòng với đáp án này. Bạn có thể đóng góp thêm bằng cách bình luận bên dưới.

Săn Sale

Bạn có thể lựa cho mình một món hàng đang giảm giá theo địa chỉ tôi để bên dưới nhé, còn chờ gì nữa. Mua đồ dùng qua liên kết bên dưới là góp phần ủng hộ tôi có kinh phí tiếp tục duy trì blog này. Chân thành cảm ơn !!! Cam-xa-mi-ta.

Disclaimer: Bài viết được Thành cá đù tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất, trong bài viết này tôi có đưa vào các quan điểm cá nhân. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề bản quyền hoặc nội dung, vui lòng để lại bình luân bên dưới bài viết này hoặc gửi mail cho chúng tôi.

Thành cá đù chấm com chúc các bạn luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và kiếm được thật nhiều tiền.
KIẾM TIỀN LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét