Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Mô hình kinh doanh đột phá là gì? Disruptive business models?

Có nhiều mô hình kinh doanh đột phá khác nhau mà doanh nghiệp Bạn phải xem xét và lựa chọn, và đây là top 10 mô hình kinh doanh đột phá hàng đầu
Bài viết này đề cập đến các nền tảng hoạt động kinh doanh (business service platform), thể hiện qua các mô hình kinh doanh đột phá (disruptive business models)...

isruptive business models meaning



Mô hình kinh doanh đột phá là gì?

Các doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ đều đặt mục tiêu tăng trưởng, đều đặt mục đích lợi nhuận vững bền. Các doanh nghiệp luôn chịu áp lực từ thị trường chứng khoán đang tăng trưởng nhanh chóng. Mô hình kinh doanh đột phá chính (disruptive business model) là các nền tảng hoạt động kinh doanh (business service platforms) tiên tiến của thời 4.0, sẽ tập trung vào việc tạo ra, loại bỏ trung gian (disintermediation), tinh chỉnh hoặc tái cấu trúc sản phẩm hay dịch vụ. doanh nghiệp nào mà áp dụng mô hình kinh doanh đột phá, thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh mãnh liệt. 

Có nhiều doanh nghiệp đang tận dụng mô hình kinh doanh đột phá để đè bẹp tất cả đối thủ cạnh tranh; để ngoi lên vị trí hàng đầu trong ngành hàng của họ ...

Có nhiều mô hình kinh doanh đột phá khác nhau mà doanh nghiệp Bạn phải xem xét và lựa chọn, và đây là Top 10 mô hình kinh doanh đột phá hàng đầu:

1. On demand Model - Mô hình Theo yêu cầu

"Thời gian là tiền bạc" như là "tôn chỉ" của mô hình kinh doanh này vậy. Doanh nghiệp là người có hàng hóa hay thời gian sẽ bán (hay cung cấp) cho khách hàng là người không có hàng hóa & thời gian nhưng có tiền...

on-demand-model-la-gi
Mô hình Theo yêu cầu là mô hình trong "nền kinh tế chia sẻ” (sharing economy), hoặc "kinh tế theo yêu cầu" (on demand economy), hoặc "kinh tế thuê ngắn hạn" (gig economy), hay đơn giản "kinh tế cho thuê" (rental economy). Mô hình Theo yêu cầu hình thành theo xu thế lực lượng lao động ngày càng gắn kết với smartphone, kết hợp với dữ liệu lớn (big data) và sức mạnh của điện toán đám mây, nên smartphone luôn bên mình sẵn sàng trả lời cho người dùng mọi vấn đề về công việc...

Điển hình: Grab hay Uber với dịch vụ gọi xe; Airbnb với dịch vụ đặt phòng... Ngoài ra còn có Amazon Prime, Upwork nữa ...

2. Pyramid Model - Mô hình Kim tự tháp

Mô hình Kim tự tháp như mô hình bán hàng đa cấp, phần lớn doanh thu đến từ thành viên liên kết và người bán lại. Chủ của doanh nghiệp mô hình Kim tự tháp như ngồi trên đỉnh, dòng doanh thu chảy ngược lên phía đỉnh tháp (tiền vô túi chủ doanh nghiệp) đa phần bằng các hỗ trợ kỹ thuật với ít nỗ lực cần thiết nhất ...

pyramid-model-meaning

Mô hình Kim tự tháp là mô hình kinh doanh vốn ít lãi nhiều vì Bạn chỉ chia phần trăm hoa hồng cho người bán hàng. Mô hình bán hàng này không cần nhiều đội ngũ hỗ trợ bán hàng khiến dòng tiền trở nên chắc chắn. Các doanh nghiệp theo mô hình Kim tự tháp thường sử dụng những người luôn sẵn sàng “bất chấp tất cả” để có thể bán được hàng.

Điển hình: Amazon Affiliate, Microsoft, Dropbox ...

3. Experience Model - Mô hình Trải nghiệm

Mô hình Trải nghiệm thường có các showroom để khách hàng trải nghiệm sản phẩm, và bỏ qua các thủ tục rắc rối để bán hàng trực tiếp đến khách hàng... Một trải nghiệm khách hàng tốt làm tăng giá trị cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp ... 

experience-model-mean


Mô hình này dễ dàng nhận thấy có ở Tesla Motor hay Apple. John Sculley, cựu CEO của Apple, từng phát biểu: "Chúng tôi bán sự trải nghiệm, chứ không phải chỉ là sản phẩm". Còn Tesla Motor với ô tô điện, khách hàng có thể xem xét, thử xe, tìm hiểu trước khi quyết định mua xe ...

Điển hình: Ngoài Apple và Tesla Motor; còn có các thương hiệu khác như KLM, Disney World, TomorrowLand... cũng cung cấp trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng ...

4. Hypermarket Model - Mô hình Đại siêu thị

Mô hình Đại siêu thị sử dụng dữ liệu lớn (big data) về khách hàng, dùng AI để chuyển dữ liệu lớn này thành dữ liệu thông minh, có xúc cảm, đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng, làm thu hút khách hàng ...
hypermarket-model-mean

Điển hình: Amazon là doanh nghiệp tiên phong đi theo mô hình Đại siêu thị ...

5. Access over ownership Model - Mô hình Chia sẻ quyền sở hữu

Mô hình chia sẻ quyền sở hữu ngoài thuật ngữ "Access Over Ownership" còn có các thuật ngữ khác như "Sharing Economy", "Renting & Leasing"; là một mô hình cho thuê sản phẩm / dịch vụ trong một khoảng thời gian ngắn, thường là theo giờ. Mô hình này thu hút những khách hàng chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng sản phẩm / dịch vụ hoặc những người thích đổi qua nhiều loại sản phẩm / dịch vụ khác thay cho món đồ họ dùng thường ngày.

Access-Over-Ownership-Model-mean

Điển hình: Zipcar với dịch vụ chia sẻ ô tô với 850.000 thành viên; ParkCirca chia sẻ chỗ đậu xe; Peerby cho thuê món đồ gần nơi Bạn ở ... Ngoài ra còn có AirBnB, Sharoo, Mobility, Lyft... đi theo mô hình này nữa ...

6. Marketplace Model - Mô hình Sàn giao dịch thương mại điện tử

Mô hình Marketplace giúp kết nối người bán (sellers) và người mua (buyers) trên cùng một nền tảng. Doanh thu của mô hình này được tạo ra từ phí môi giới (brokerage fees), hoa hồng (commissions), hoặc phí giao dịch cố định (fixed transaction costs). Tuy nhiên, doanh thu (của mô hình này) cũng có thể thu được từ phí thành viên (membership fees) hay từ quảng cáo.

marketplace-model-meaning

Điển hình: như các sàn mua sắm Amazon, eBay, Alibaba, Shopee...

7. Free Model - Mô hình Miễn phí

Mô hình Miễn phí trở nên phổ biến chính là nhờ Google. Mô hình này (1) kinh doanh sản phẩm / dịch vụ miễn phí để thu hút lượng khách hàng đông đảo và liên tục. Mô hình này (2) thu thập big data về khách hàng, từ đó (3) phục vụ cho quảng cáo hay các giải pháp cá nhân hóa ... Mô hình này lấy nguồn thu từ một thành phần khác trong mô hình kinh doanh, từ phân khúc khách hàng khác, từ quảng cáo, từ các công cụ nâng cao hay cá nhân hóa khác ...

Free-Model-meaning

Điển hình: Facebook với dịch vụ mạng xã hội; Google với dịch vụ tìm kiếm ...

8. Freemium Model - Mô hình Miễn phí kết hợp Cao cấp

Freemium = Free + Premium, là mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ / sản phẩm với các chức năng cơ bản, nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn dùng các chức năng cao cấp hơn (premium) của dịch vụ / sản phẩm. Đây là một trong những mô hình kinh doanh được sử dụng thường xuyên nhất ...

freemium-model-meaning

Điển hình: Skype với dịch vụ thoại miễn phí trên app, thu tiền với dịch vụ thoại Voice over Internet; Flickr với upload ảnh miễn phí dưới 200 ảnh và dung lượng dưới 20 MB/tháng, nếu nâng cấp lên gói Pro thì upload ảnh không giới hạn băng thông và dung lượng; SurveyMonkey với dịch vụ thiết kế bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến miễn phí / và tính phí cho người dùng ... Ngoài ra các doanh nghiệp Spotify, Linkedin, Xing, Canva.com, MailChimp... cũng sử dụng mô hình này ...

9. Subscription model - Mô hình Thuê bao

Mô hình Thuê bao giống như một "câu lạc bộ" dành riêng cho hội viên và khách hàng. Nó bắt buộc khách hàng đăng ký thành viên (tên và mật khẩu) để được truy cập vào những nội dung chính, và Bạn phải trả tiền thuê theo tháng hay năm để có được những quyền lợi đặc biệt. Mô hình này phổ biến với mọi loại nội dung số, từ phần mềm, gaming, báo, tạp chí, dịch vụ viễn thông, nội dung trực tuyến ... 
Subscription-Model-meaning

Trái ngược với loại dịch vụ mua đứt 1 lần (one-time purchase), khách hàng được hưởng lợi khi doanh nghiệp thêm tính năng hay nâng cấp dịch vụ thuê bao ...

Điển hình: Netflix với dịch vụ giải trí streaming hay xem phim trên ti vi; Spotify hay AMC Theatres với dịch vụ nghe nhạc, xem phim; Amazon cũng là một điển hình dùng mô hình thuê bao này ...

10. Ecosystem Model - Mô hình Hệ sinh thái

Hệ sinh thái ví như một hệ thống, một môi trường khép kín (lock system); nơi ấy tất cả sản phẩm và dịch vụ đều được tích hợp thông suốt với nhau. Người tiêu dùng khi chỉ mua một sản phẩm hay chỉ dùng một dịch vụ thôi, thì họ như tham gia vào cả một hệ sinh thái đó ... 
Smart-City-Ecosystem-meaning

Ví dụ: Bạn chỉ mua một điện thoại di động của Apple hay dùng hệ điều hành Android, thì Bạn coi như tham gia vào hệ sinh thái Apple App Store hay Android App ...

Điển hình: Các thương hiệu toàn cầu như Apple, Google, Microsoft, Amazon ... là các ví dụ điển hình cho doanh nghiệp dùng mô hình hệ sinh thái; và chính mô hình hệ sinh thái này đã đóng góp cho sự thành công huy hoàng của họ ...

Lời kết

Các mô hình kinh doanh đột phá, chính là các nền tảng hoạt động kinh doanh (business service platforms) tiên tiến của thời 4.0.
Theo Coin95.net
Bài viết này được dịch và viết lại từ các nguồn:
MoreThanDigital.info - 9 Disruptive Business Models For 2020 - New Opportunities For Companies
CognitiveClouds.com  -Top 10 disruptive business models

Tag related vai tro cua mo hinh kinh doanh, xay dung mo hinh kinh doanh, 4 mo hinh kinh doanh, cac mo hinh kinh doanh truyen thong, cach lam mo hinh kinh doanh, mo hinh kinh doanh la gi, vi du ve mo hinh kinh doanh canvas, mot so mo hinh kinh doanh tai viet nam, Mô hình kinh doanh la gì, Ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas, Cách viết mô hình kinh doanh, Các mô hình kinh doanh nổi tiếng, Các mô hình kinh doanh hiện nay, Xây dựng mô hình kinh doanh, mô hình kinh doanh là gì, mô hình kinh doanh canvas, mô hình kinh doanh nhỏ, mô hình kinh doanh mới, mô hình kinh doanh b2c, mô hình kinh doanh đa cấp, mô hình kinh doanh shopee, mô hình kinh doanh online, mô hình kinh doanh
KIẾM TIỀN LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét