Bài học sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp và hai quá trình trong hoạt động giao tiếp,
đồng thời cũng sẽ giúp các em nâng cao các kĩ năng trong quá trình giao tiếp.
Chào mừng các bạn nhé.
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là gì, hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được
tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói hoặc dạng viết), nhằm
thực hiện những mục đích về nhận thức, vê tình cảm, về hành động...
Chính giao tiếp làm cho con người nâng cao hiểu biết, tiếp nhận được tri
thức, thống nhất được hành động. Con người giao tiếp nhằm mục đích: nhận
thức, hạnh động, biểu lộ cảm xúc.
Các quá trình của hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình:
- Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
- Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác
với nhau.
Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng
cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp
luôn luôn thay đổi.
Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt
chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau.
Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có sự tham gia của nhiều
nhân tố. Các nhân tố này vừa tạo ra chính hoạt động giao tiếp lại vừa chi
phối tới hoạt động giao tiếp. Các nhân tố đó là
- Nhân vật giao tiếp: Ai nói, ai viết nói vói ai. viết cho ai?
- Hoàn cảnh giao tiếp: Nói. viết trong hoàn cảnh nào, ở đâu, khi nào?
- Nội dung giao tiếp: Nói, viết cái gì về cái gì?
- Mục đích giao tiếp: Nói, viết để làm ai, nhằm mục đích gì?
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: Nói viết như thế nào. bằng phương tiện gì?
Nội dung giao tiếp
Có thể thấy, bài thơ là một sản phẩm của hoạt động giao tiếp giữa nhà
thơ và người đọc. Hồ Xuân Hương đã “giao tiếp’’ với người đọc về vấn đề
giá trị và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhằm mục đích
ngợi ca, khẳng định phẩm chất đẹp đẽ, sáng trong của họ và lên án sự bất
công của xã hội.
Phương tiện và cách thức giao tiếp
Nội dung và mục đích được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ bánh trôi nước, và
hệ thống từ ngữ trong bài: trắng, tròn, thân, bảy nổi ba chìm, mặc dầu,
mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Người đọc (nghe) một mặt căn cứ vào chính những từ ngữ và hình ảnh trong
bài, mặt khác dựa vào hoàn cảnh giao tiếp (tác giả là một phụ nữ xinh
đẹp, tài hoa, nhưng lận đận) để hiểu và cảm nhận bài thơ.
Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ viết
Sự cần thiết
- Thông tin cần lưu trữ để tham khảo, sử dụng trong tương lai (các báo cáo, đề án, kế hoạch…).
- Các hợp đồng, bản thỏa thuận, thư thương mại… là những thông tin cần được lưu giữ để làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện hay giải quyết những tranh chấp (nếu có) sau này.
- Thông tin cần được kiểm soát chính xác ngày giờ, địa điểm, nhận được thông tin (thông báo, tài liệu hướng dẫn…).
- Các thông tin cần giữ bí mật (số liệu, tài liệu).
Tàm quan trọng
- Kỹ năng viết tốt sẽ giúp tạo được cảm tình đối với người nhận thông tin.
- Một bài viết tốt giúp tác giả vượt qua đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng viết tốt sẽ giúp giữ được khách hàng cũ, giành được khách hàng mới.
- Giao tiếp viết có ưu thế vượt trội trong một số trường hợp giao tiếp kinh doanh.
Kết luận
Hoạt động giao tiếp là hoạt động không thể thiếu của con người
trong đời sống xã hội. Giao tiếp giúp con người truyền đạt thông tin với
nhau.
Tìm kiếm liên quanvi du ve giao tiep bang ngon ngu, giao tiep bang ngon ngu co ac iem gi, giao tiep ngon ngu la gi, hoan canh giao tiep la gi, bai tap xac inh nhan to giao tiep, ong nao khong phai la chuc nang muc ich chu yeu cua hoat ong giao tiep, nhan to giao tiep trong bai banh troi nuoc, muc ich giao tiep la gi, Giao tiếp ngôn ngữ là gì, Giao tiếp bằng ngôn ngữ có đặc điểm gì, Ví dụ về giao tiếp bằng ngôn ngữ, Phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, Hoàn cảnh giao tiếp là gì, Bài tập xác định nhân tố giao tiếp