Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Khoai nưa là gì?

Bún nưa là gì, Bột nưa là gì, Giống cây khoai nưa, Khoai nưa Nhật Bản, Khoai nưa trồng ở đầu, Cây khoai nưa, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về khoai nưa
Bún nưa là gì, Bột nưa là gì, Giống cây khoai nưa, Khoai nưa Nhật Bản, Khoai nưa trồng ở đầu, Cây khoai nưa, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về khoai nưa qua bài viết này nhé!

cay-khoai-nua-la-gi

Khoai nưa là gì?

Khoai nưa là tên một loại cây thuộc họ ráy (vị ngứa) thật bất ngờ loài cây này lại được sử dụng rộng rãi ở các tỉnh miền Trung, đây cũng là 1 vi thuốc điều trị chứng liệt nửa người rất hay.

Củ khoai nưa còn có tên gọi khác là củ nưa, khoai na, cây chột nưa….
Cây sống lâu năm, cao 50-70 cm. Có thân củ to hình cầu dẹt, đường kính có thể lên tới 25cm. Củ có mặt phía dưới lồi ra có nhiều u tròn, mang rễ con, còn mặt trên thì lõm xuống. Vỏ ngoài màu nâu, thịt màu vàng nhạt, ăn hơi ngứa.

Lá mọc thẳng từ thân củ, sau khi ra hoa, thường chỉ có 1 lá. Từng lá được phân ra làm ba nhánh nhỏ, các nhánh này lại tiếp tục phân thêm các đốt khác. Phiến lá đơn, màu xanh lục nâu, có đốm trắng, thường xẻ sâu thành thùy hình lông chim. Cuống dài và mập còn gọi là Dọc nưa.

Cụm hoa mang trên cuống dài, mọc thẳng đứng, cao 30-40 cm. Có 1 mo kích thước lớn, mép lượn, màu đỏ tía phía trong, màu xanh phía ngoài. Bao lấy bông mo này là trục dài gấp đôi mo, mang phần hoa cái ở dưới, hoặc đực ở trên. Hoa không có bao, hoa đực có nhị rời, hoa cái có bầu hình trứng, mùi hơi khó chịu.

Phân bố của khoai nưa

Khoai nưa là giống cây được trồng phổ biến ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, loại cây này được các dân tộc ở vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang… trồng từ lâu đời. Ngoài ra, đến nay, nhiều vùng nông thôn cũng trồng để lấy củ ăn hoặc làm vị thuốc chữa bệnh.

Khoai nưa cần được thu hoạch sớm khi chưa già, lúc này, khoai thường bở và ít ngứa hơn. Nếu dùng để ăn thì chỉ cần gọt vỏ rồi ngâm với nước vo gạo khoảng nửa ngày. Sau đó đem nấu với 1 ít muối trong khoảng 1 tiếng đồng hồ là có thể ăn được.

Đối với trường hợp dùng làm thuốc thì cần thái mỏng và ngâm với nước vo gạo qua đêm. Sau đó ngâm với nước phèn chua 1 đêm rồi phơi khô. Mỗi lần dùng cần nấu với nước gừng cho hết ngứa rồi mới kết hợp vào từng bài thuốc.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây khoai nưa

Vị thuốc khoai nưa được dùng phổ biến trong một số bài thuốc sau đây:

Chữa sốt rét có báng, ăn không tiêu, đờm trệ, dày da bụng

  • Chuẩn bị: 12g khoai nưa, 10g trần bì, 10g nam mộc hương, 10g rễ cây bá bệnh, 10g ý dĩ sao vàng, 10g xạ can, 10g nga truật.
  • Thực hiện: Tất cả các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm để sắc lấy nước uống trong ngày, dùng đúng 1 thang/ngày. Trường hợp tán thành bột thì mỗi ngày chỉ uống 24g chung với nước sôi ấm.

Bài thuốc chữa u não

  • Chuẩn bị: 30g khoai nưa, 30g thương nhĩ tử, 30g quán chúng, 15g thất diệp nhất chi hoa, 15g rễ bồ hoàng.
  • Thực hiện: Trước tiên cho khoai nưa vào ấm sắc với nước trong 2 giờ. Tiếp đến thêm các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp khoảng 30 phút nữa. Cuối cùng lọc bõ phần bã thuốc đi, lấy nước uống trong ngày. Chỉ dùng liều lượng mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc chữa liệt nửa người

  • Chuẩn bị: 10g củ khoai nưa sống, 1g phụ tử cùng 1g ô đầu.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho tất cả vào ấm, đổ thêm 600ml nước vào. Sau đó sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 100ml. Có thể chia thành nhiều lần uống nhưng mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

Bài thuốc chữa rắn cắn

  • Chuẩn bị: 1 lượng khoai nưa tươi vừa đủ cùng 1 ít hoàng liên.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem trộn đều rồi giã nát và đắp trực tiếp lên vết rắn cắn.
Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về cây khoai nưa. Mặc dù có thành phần dược tính cao nhưng trước khi dùng vị thuốc này cho bất cứ mục đích nào, người bệnh cần trao đổi kỹ với thầy thuốc hay những người có chuyên môn. Do dược liệu có độc tính nên việc dùng không đúng cách sẽ dễ khiến rủi ro phát sinh. Cần chú ý để đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe, thanhcadu.com chia sẻ.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét