Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Sức lao động là gì?

Ý nghĩa của Sức lao động là gì, Sức lao động là gì trên Tiktok, Sức lao động trên Facebook là gì, đáp án Sức lao động nghĩa là gì?
Ý nghĩa của Sức lao động là gì, Sức lao động là gì trên Tiktok, Sức lao động trên Facebook là gì, đáp án Sức lao động nghĩa là gì, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về Sức lao động qua bài viết này nhé!

dap-an-suc-lao-dong-la-gi

Sức lao động là gì?

Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít. Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.

Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực (Wikipedia).

Trên góc độ kinh tế và quản trị nguồn nhân lực, sức lao động là phạm trù chỉ khả năng lao động của con người, là tổng hợp thể lực, trí lực và tâm lực được con người vận dụng trong quá trình lao động.

Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó (Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh, 2008).

Như vậy, mỗi con người là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Khi con người tham gia vào quá trình sản xuất thì họ là người lao động. Những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động sản xuất được coi là nguồn cung ứng sức lao động tiềm năng.

Những người chưa đến tuổi lao động được hiểu là những người chưa đủ năng lực làm việc hiện tại, nhưng là nguồn cung ứng sức lao động cho tương lai, họ đang tích lũy nhân lực

Hàng hóa là gì?

Hàng hóa là sản phẩm của sức lao động. Có thể đáp ứng và làm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của con người thông qua hình thức trao đổi, mua bán.

Hàng hóa sức lao động là gì? 

Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt mang những thuộc tính riêng và gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế. 

Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện chủ yếu quyết định hình thành nền kinh tế tư bản. Nơi mà giá trị của sức lao động được trao đổi trên cơ sở “thuận mua, vừa bán” thông qua hợp đồng. Đây là bước tiến lớn trong quyền tự do cá nhân của người dân và đánh dấu cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

Điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa

Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhưng không phải lúc nào sức lao động cũng là hàng hóa. Để sức lao động trở thành hàng hóa cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
  • Thứ nhất, người lao động tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa ra thị trường. Muốn vậy, người lao động phải có quyền sở hữu lực của mình.
  • Thứ hai, người lao động bị tướt hết mọi tư liệu sản xuất, lúc này người lao động trở thành “vô sản”, không thể tự mình sản xuất tạo ra giá trị. Vì vậy, để tồn tại, người lao động buộc phải bán sức lao động của mình.
Khi thỏa mãn đủ 2 điều kiện trên, sức lao động trở thành hàng hóa trên thị trường.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì?

Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Hai thuộc tính của hàng hóa sẽ trả lời cho câu hỏi này:

Giá trị hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những loại hàng hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động được xác định dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Sức lao động là năng lực sản xuất của người lao động.

Do đó để duy trì và tái sản xuất sức lao động, người lao động cần phải tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định bao gồm: ăn uống, ngủ nghỉ, ở, học nghề…

Vì vậy, giá trị hàng hóa sức lao động có thể được đo lường gián tiếp bằng giá trị của các tư liệu sinh hoạt cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động.

Khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng quốc gia, từng phong tục tập quán trong từng thời kỳ, trình độ văn minh, điều kiện địa lý, khí hậu, quá trình hình thành giai cấp công nhân.

Điều này thể hiện ở chỗ ngoài nhu cầu về vật chất, công nhân còn mong muốn được thỏa mãn về những nhu cầu về tinh thần như vui chơi, giải trí, học tập, tiếp nhận thông tin, giao lưu văn hóa... được phân tích rất rõ trong tháp nhu cầu của Maslow. Tuy nhiên, tại một quốc gia và thời kỳ lịch sử nhất định tư liệu sinh hoạt cần thiết có thể được xác định dựa trên 3 thành tố:
  • Thứ nhất: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đủ để duy trì sức lao động của một người lao động.
  • Thứ hai: Chi phí đầu tư vào học việc cho lao động
  • Thứ ba: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết đáp ứng đủ cho nhu cầu gia đình của người lao động

Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động

Cũng giống như những hàng hóa khác, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chỉ được thể hiện qua quá tình tiêu dùng nó. Tức là quá trình người công nhân tiến hành lao động sản xuất. Ngoài ra, giá trị sử dụng sức lao động cũng có những đặc tính riêng:

Đặc điểm cơ bản nhất của giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động so với những loại hàng hóa khác là khi tiêu thụ nó tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, phần lớn đó là giá trị thặng dư. Như vậy, hàng hóa sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Điều này là chìa khóa giải quyết những mâu thuẫn của xã hội tư bản.

Tiền chỉ trở thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hóa.

Con người là chủ thể của hàng hóa sức lao động, vì vậy các đặc điểm về tâm lý, kinh tế, xã hội của người lao động quyết định việc cung ứng sức lao động ra ngoài thị trường, thanhcadu.com chia sẻ.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét