Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Cửu khiếu là gì?

Ngũ khiếu là gì, Cửu khiếu là gì, Không khiếu là gì, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm là gì, Thất khiếu là gì, Thất khiếu linh lung tâm là gì, cùng tìm hiểu...
Ngũ khiếu là gì, Cửu khiếu là gì, Không khiếu là gì, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm là gì, Thất khiếu là gì, Thất khiếu linh lung tâm là gì, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về các Khiếu qua bài viết này nhé!

that-khieu-la-gi

Cửu khiếu là gì?

Cửu khiếu là phần thể xác liên quan đến phụ nữ trong tín ngưỡng và văn hóa Việt Nam, gồm thất khiếu với hai khiếu: lỗ sinh thực khí và hậu môn. Văn hóa Việt Nam vốn là văn hóa truyền miệng nên thường có nhiều dị bản và gây khó hiểu.

Cửu Khiếu Linh Lung Tâm là gì

Cửu Khiếu Linh Lung Tâm là trái tim 9 lỗ. Trong Phong Thần diễn nghĩa, nhân vật Tỷ Can là người có trái tim Thất Khiếu Linh Lung Tâm, tức trái tim 7 lỗ. Người này sau đó bị Đát Kỷ hãm hại, lấy mất trái tim.

Cửu Khiếu Linh Lung Tâm 5 trăm năm mới xuất hiện một lần, nên sau khi Khương Tử Nha tạ thế, ông phải chờ đợi mãi đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, Cửu Khiếu Linh Lung Tâm mới xuất hiện.

Ngũ khiếu là gì

Ngũ khiếu là Tai, mắt, mũi, lưỡi, miệng gọi là ngũ quan thông với tinh khí của ngũ tạng cho nên thiếu ngũ duyệt ngũ sử sách Linh Khu nói: “mũi là giác quan của phế, mắt là giác quan của can, miệng môi là giác quan của tỳ, lưỡi là giác quan của tâm, tai là giác quan của thận”.

Sở dĩ ngũ quan có thể phân biệt được thanh âm, màu sắc, mùi vị, chính là ngũ quan có quan hệ thông với tinh khí của ngũ tạng phế khí thông qua mũi, phế bình thường thì mũi biết được mùi thơm, thối. 

Tâm khí thông ra lưỡi, tâm bình thường thì lưỡi biết được ngũ vị, can khí thông ra mắt, can bình thường thì mắt phát hiện được ngũ sắc, tỳ khí thông qua miệng, tỳ bình thường thì miệng biết được ngũ cốc; thận khí thông ra tai, thận bình thường thì tai nghe được ngũ âm.

Chỉ có trong ngũ tạng yên hoà, ngũ khí thông đạt thì ngũ quan mới phát huy được tác dụng, nếu không thì ngũ quan thất khiếu sẽ mắc trạng thái khác thường. Vì thế theo hiện tượng ở ngoài ngũ quan mà có thể xét biết được sự biến hoá của ngũ tạng.

Ngũ quan: tai, mắt, miệng, mũi, lưỡi ở đầu mặt cho nên ngũ quan gọi là bảy khiếu ở đầu mặt, nếu gộp cả tiền âm và hậu âm thì gọi là chín khiếu của cơ thể, 9 khiếu đều có liên hệ rất chặt chẽ và rộng rãi với ngũ tạng và lục phủ.

Thất khiếu là gì

Thất khiếu là bảy chiếc lỗ trên cơ thể con người, gồm có hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi và miệng là bảy khiếu trên mặt. Thất khiếu linh lung tâm là trái tim có 7 lỗ.

Một số dân tộc Đông Nam Á cho rằng con người gồm hai phần, thể xác và linh hồn; trong đó linh hồn gồm “hồn” và “vía”. Vía được hình dung như phần trung gian giữa thể xác và hồn. Người Việt xưa cho rằng mỗi người đều có ba hồn, riêng nam có bảy vía và nữ có chín vía.

Theo Wikipedia, ba hồn gồm: Tinh (sự tinh anh trong nhận thức), Khí (năng lượng làm cho cơ thể hoạt động) và Thần (thần thái của sự sống). Thất khiếu là gì? Bảy vía ở đàn ông cai quản hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Chín vía ở nữ giới cai quản bảy vía như ở nam giới cộng thêm hai vía nữa. Hai vía này có nhiều cách giải thích. Chúng có thể là hai núm vú có vai trò quan trọng trong nuôi con. Hoặc là lỗ sinh thực khí và hậu môn như giải thích của Đào Duy Anh trong “Việt Nam văn hóa sử cương” (NXB Tổng hợp Đồng Tháp tái bản năm 1998, thiên thứ ba, chương VI “Tín ngưỡng và tế tự”). Tác giả gọi là thất khiếu (7 lỗ) đối với đàn ông và cửu khiếu (9 lỗ) đối với đàn bà. Hoàng Quốc Hải, trong “Văn hóa phong tục” (NXB Phụ Nữ, 2005, chương “Việc tang việc hiếu”) thì cho rằng đàn bà có thêm lỗ vú và lỗ sinh dục để đẻ và nuôi con. Khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về thất khiếu (như đàn ông).

TS Nguyễn Ánh Hồng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, (dẫn lại theo bài Các lý giải về bóng vía đăng trên kienthuc.net.vn ngày 6-8-2011) cũng lý giải tương tự: “Thường nam giới và các em gái chưa lập gia đình sẽ có 7 vía. Riêng phụ nữ đã có gia đình có thêm hai vía nữa để thực hiện thiên chức làm vợ, làm mẹ. Thế nhưng, khi phụ nữ mất đi cũng chỉ cúng 49 ngày như nam giới (tương ứng với cúng 7 vía, vì hai vía để thực hiện thiên chức đó sẽ mất đi).

Cũng theo bài đã dẫn, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cùng chung quan điểm về số vía của phụ nữ cao hơn nam giới là để tái tạo ra cơ thể mới, song lại đưa ra một giả thiết khác. Ông Hải dẫn chứng, “7 vía” tương ứng với 7 trường năng lượng thuộc vào 7 luân xa (Chakras). Mỗi luân xa có một nguồn năng lượng phát ra vầng hào quang, đó là những vía, bao gồm đỉnh đầu, trán, họng, tim, đám rối thái dương, xương cùng, nền. Các luân xa này được đánh dấu thứ tự 1, 2,... 7.  Luân xa 6 trên trán liên quan con mắt thứ ba. Luân xa 7 trên đỉnh đầu có thể giao tiếp với thế giới tâm linh.

Từ các quan niệm trên, người Việt thường có câu nói nam có “ba hồn bảy vía” còn nữ có “ba hồn chín vía”. Anh Dậu, trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, sau khi bị bọn cường hào đánh trói bất tỉnh nhân sự nằm trong nhà, chị Dậu ra ngõ hú ba hồn bảy vía anh Dậu về với vợ con. Nếu người bị bất tỉnh là chị Dậu thì hẳn anh Dậu sẽ hú ba hồn chín vía chị về với chồng con.

Nói thêm, nhiều người mê tín cho rằng đàn ông nhẹ hơn đàn bà vì chỉ có 7 vía, nên đi đâu hễ gặp đàn ông thì cho là may mắn, còn gặp đàn bà thì cho là xui xẻo. Một số người muốn trục lợi đã nghĩ ra lắm cách “giải hạn” để “xả xui” mỗi khi gặp vía đàn bà và đáng buồn là không ít người đã tin theo sự mê tín này, thanhcadu.com chia sẻ.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét