Viết chữ thư pháp nghệ thuật từ lâu đã trở thành quen thuộc đối với nhiều
người. Không chỉ riêng thế hệ trẻ mà nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu ấy.
Tuy nhiên, không phải ai trong quá trình luyện chữ cũng thành công. Bởi lẽ,
viết chữ không chỉ đơn thuần đẹp ở hình thức bên ngoài mà còn đặc biệt ở ý
nghĩa của nó. Vì thế, việc tìm hiểu nghĩa của chữ là vô cùng cần thiết.
Ở bài viết này, thanhcadu.com sẽ giải thích rõ cho các bạn về
ý nghĩa của chữ thảo trong thư pháp.
Chữ thảo là gì?
Chữ thảo trong thư pháp là gì? Chữ thảo là cách viết đơn giản, thường
được dùng trong các trường hợp như tốc ký, viết thư hay viết nháp một bản
thảo...
Theo sử sách, chữ Thảo được hình thành vào khoảng đời Hán cho tới trước đời
Tần. Chữ Thảo ra đời khi người ta viết chữ Lệ theo kiểu tốc ký, nhanh hơn,
tiện hơn. Nhờ vậy mà truyền tải thông tin kịp thời, nhất quán, đúng thời điểm.
Thời Hán, chữ Thảo còn mang nhiều dấu tích của lệ thư và được gọi là chương
thảo. Chương thảo nghĩa là mạch lạc, trật tự và rõ ràng. Đến thời Tần, chữ
thảo hòa lẫn nhiều nét và trở thành kim thảo. Và thời Đường, chữ thảo lại được
biến điệu trở thành cuồng thảo. Khi các nét viết ngày càng phóng khoảng và
mãnh liệt hơn.
Chữ thảo được viết theo một quy tắc nhất định từ nét chấm, nét móc đến các
bộ thủ chứ không phải viết ngẫu nhiên, loạn xạ. Một trong những đặc điểm
chính của chữ thảo là các nét có móc, bao gồm móc trên và móc dưới, móc trái
và móc phải.
![]() |
Chữ Tâm theo lối viết chữ thảo. Ảnh: Google |
So với chữ lệ, khải, hành và triện thư, thì chữ thảo thư pháp có nhiều điểm
riêng biệt. Đó là mức độ đơn giản hóa của chữ thảo lớn nhất trong các kiểu
chữ. Bởi chữ thảo chỉ cần một nét để diễn tả ý nghĩa. Chính vì thế, chữ thảo
được dùng trong các trường hợp tốc ký. Hoặc viết thư, viết một bản thảo, viết
báo tường hoặc ứng dụng trong nghệ thuật thư pháp.
Chữ thảo thư pháp được viết mềm mại, tao nhã và mang tính trìu tượng cao. Chữ
thảo thường có hình dạng tròn, mềm, ít góc cạnh, ít uốn lượn. Chữ được viết
bằng một nét liền, bút không rời khỏi mặt giấy. Nếu viết nhiều chữ liên tiếp
nhau thì các nét nối liền và hòa vào nhau, đầy tính nghệ thuật. Nên tự học
viết chữ thư pháp chữ Thảo sẽ phải dành nhiều thời gian luyện tập.
Chữ thảo thư pháp nhiều nét bị lược bỏ, trộn lẫn, giữ lại dáng vẻ thô sơ của
chữ gốc. Chính vì điều này nên rất ít người đọc và hiểu được ý tứ của chữ
thảo. Do vậy, chữ thảo không được ứng dụng vào sinh hoạt và chữ viết hành
chính. Nhưng, chữ thảo lại tìm được vị trí quan trọng nghệ thuật thư pháp. Chữ
thảo phóng khoáng bay bổng, uyển chuyển và ý vị. Phép tắc chữ nghiêm ngặt, chữ
không tách rời nhau, uyển chuyển và đầy ý vị. Rất thích hợp khi viết chữ nghệ
thuật thư pháp.
Trên đây là một số nét khái quát sơ lược về chữ thảo trong thư pháp. Hi vọng,
với bài viết này sẽ giúp độc giả có cái nhìn toàn diện về chữ thảo, thanhcadu.com chia sẻ.