Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Mầm mống là gì?

Mầm mống có nghĩa là gì, Mầm mống của sự thành công, Thành công là gì, Tôi luôn tin rằng, trong mỗi that bại luôn có mầm mống của sự thành công..
Mầm mống có nghĩa là gì, Mầm mống của sự thành công, Thành công là gì, Tôi luôn tin rằng, trong mỗi that bại luôn có mầm mống của sự thành công, Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào, Mầm mống của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở vùng nào thuộc châu Phi, thanhcadu.com giải thích ý nghĩa của Mầm mống qua bài viết này.

mam-mong-co-nghia-la-gi

Mầm mống có nghĩa là gì?

Mầm mống là cái mới chớm nở, mới phát sinh, làm cơ sở cho sự phát triển sau này (nói khái quát), ví dụ: diệt trừ mầm mống của dịch bệnh.

Mầm mống của sự thành công

Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công, bài văn mẫu:

Không ai sinh ra đã là một thiên tài. Cũng không ai thành công mà chưa một lần thất bại. Sự vĩ đại được tạo nên bởi muôn vàn thất bại và thành công. Đến cả thiên tài Albert Einstein cũng không dám nhận mình sống thành công dù ông vĩ đại đến phi thường. Nhà bác học Darwin đã khiêm nhường nói rằng: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Giống như ngọn núi cao là bởi có đất bằng và vực thẳm. Thành công là vinh quang. Còn thất bại là nhục nhã. Thế nhưng, “trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công” (Ngô Bảo Châu).

Thất bại có nghĩa là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, trái ngược với ý muốn. Người thất bại là người không đạt được đến kết quả mong muốn trong công việc. Họ phải gánh lấy tổn thất lớn về vật chất và tinh thần.

Thành công có nghĩa là đạt được kết quả tốt đẹp trong công việc, đạt đến mục đích như dự định lúc ban đầu. Người thành công là người chiếm lĩnh được các giá trị trong cuộc sống thông qua các nỗ lực không ngừng trên những công việc cụ thể.

Mầm mống là những dấu hiệu, là dự báo, là điều kiện đã hình thành trước đó. Mầm mống ở đây được hiểu là những bài học kinh nghiệm bổ ích mà ta đã nhận ra được từ những thất bại trước đó. Nó làm cơ sở giúp ta thành công.

Đây là một quan niệm sống tích cực, một cách nhìn nhận cuộc sống đầy lạc quan, tin tưởng. Nó thể hiện sức mạnh vươn lên, là biểu hiện của sự dũng cảm, ý chí sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách để giành lấy chiến thắng.

Thất bại và thành công là quy luật của cuộc sống. Nó là hai kết quả có thể xảy ra của một hành động. Cũng giống như ánh sáng và bóng tối giúp cân bằng hệ sinh thái trên trái đất này, thất bại và thành công làm cân bằng các giá trị của con người.

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những thành công nhất định. Và tương tự, họ cũng từng thất bại nhiều lần. Sự thất bại có thể xuất phát bởi nhiều nguyên nhân, gây ra những hậu quả khác nhau. Xong về cơ bản, nó làm ta không đạt được đến mục đích đã dự định. Nó khiến ta bị thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng chắc chắn rằng, với những người mạnh mẽ, không bao giờ chịu đầu hàng trước khó khăn sẽ tìm thấy trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công.

Ví như nhà bác học Edison đã hơn một nghìn lần thất bại mới sáng chế ra được bóng đèn điện. Kì tích ấy đã đem lại cho nhân loại thứ ánh sáng diệu kì, mở rộng hơn không gian sống và nhận thức của con người. Một học sinh sau nhiều lần thất bại mới có thể đạt đến thành công trong các cuộc thi. Chính những lần thất bại ấy rèn luyện cho ta ý chí, tăng cường trong ta nghị lực. Nó giúp ta nhận rõ những hạn chế, sai làm. Nó kiện toàn năng lực của ta và đưa ta vươn tới thành công.

Nếu buông xuôi, gục ngã trước một thất bại, thì đó là kẻ hèn yếu. Họ thiếu ý chí để đấu tranh, thiếu nghị lực vươn lên, thiếu niềm tin để chiến thắng. Không có một thành công nào mà không đi qua gian khổ. Những thất bại sẽ là những viên gạch lót dưới bước chân ta tiến tới.

Nhưng nếu thất bại mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân, không đúc rút được kinh nghiệm và cũng không có giải pháp khắc phục thì ta sẽ tiếp tục vấp ngã trong cuộc sống, nhận về nhiều thất bại nặng nề hơn.

Thành công là vận dụng tối đa những khả năng mà bạn có.

Con người phải luôn biết rèn luyện mình và không ngừng sáng tạo. Hãy luôn nghĩ đến những cái mới. Hãy khát khao sáng tạo ra cái mới. Bởi vì, chỉ có sáng tạo ra cái mới mới giúp ta vượt qua được sự trì trệ và lạc hậu của cuộc sống. Từ đó tránh được vết xe đổ của người đi trước.

Hãy chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo trước khi thực hiện bất kì một công việc nào đó. Hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu sâu sắc về nó và sẵn sàng thực hiện đạt đến thành công.

Hãy biết chấp nhận thất bại nếu bạn đang là người thất bại. Hãy đúc rút kinh nghiệm từ thất bại của bản thân và của người khác. Những bài học có được là tài sản vô giá, là thanh kiếm quyền năng dẫn hướng bạn đến thành công. Bởi sau mỗi thành công, người ta sẽ đi ăn mừng. Sau mỗi thất bại, người ta sẽ ngồi và suy nghĩ.

Hãy luôn nâng cao ý chí và không ngừng tạo dựng sức mạnh vượt qua nghịch cảnh. Hãy xem thất bại chỉ là bước lùi tạm thời. Lấy kinh nghiệm và bài học từ mỗi thất bại làm hành trang tiếp tục bước tới.

Biết phê phán, nhắc nhở những người thiếu niềm tin, thiếu động lực vươn lên sau mỗi thất bại. Họ chưa hẳn là người yếu đuối. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng vươn lên sau mỗi thất bại. Họ cần một lời khuyên, một lời động viên kịp thời, đúng lúc. Nhưng bàn tay rộng mở có thể cứu được nhiều người thoát khỏi bi kịch mà họ đang gánh chịu.

“Con người chẳng bao giờ lên kế hoạch để thất bại. Chỉ đơn giản là họ đã thất bại trong việc lên kế hoạch để thành công” (William Arthur Ward)

Thành công đến từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống. Duy trì hạnh phúc cũng để có được thành công. Hạnh phúc đảm bảo thành công bền vững. Mỗi thất bại sẽ làm ta thêm mạnh mẽ, thêm kinh nghiệm để đi đến thành công. Vì vậy, hãy cố gắng sống thật tốt, thật ý nghĩa, làm việc thật chăm chỉ để gặt hái được thành công trong cuộc đời.

Tôi luôn tin rằng, trong mỗi that bại luôn có mầm mống của sự thành công, gợi ý làm văn:

Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố gắng của từng người. Chúng ta ai rồi cũng sẽ trải qua những lần vấp ngã, thất bại, và rồi nếu cố gắng, chúng ta cũng sẽ có được thành công, giống như giáo sư Nguyễn Bảo Châu đã nói: “Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại có mầm mống của sự thành công”. 

Thất bại là cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi ta đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Đó còn là việc mỗi chúng ta chán nản, muốn bỏ cuộc, không muốn bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Còn thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. ai rồi cũng sẽ gặp thất bại, thất bại sẽ mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá và khi ta vươn lên, ta sẽ có được thành công, quả ngọt. 

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. 

Có rất nhiều tấm gương về thành công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. 

Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.

Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu xuất hiện ở Trung Quốc trong thời gian nào?

Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện theo đà phát triển của thủ công nghiệp. Thời Minh đã xuất hiện những cơ sở thủ công quy mô lớn, những thành thị lớn giao lưu, buôn bán tấp nập.

Mầm mống của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở vùng nào thuộc châu Phi

A. Bắc Phi. 
B. Tây Phi. 
C. Nam Phi. 
D. Tây Xu-đăng và Ma-đa-ga-xca.

Đáp án: A. Mầm mống của chế độ tư bản chủ nghĩa xuất hiện sớm nhất ở Bắc Phi.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét