Ý nghĩa của ngu cầm là gì, đàn ngu cầm là gì trên Tiktok, ngu cầm trên
Facebook là gì, Ngu cầm đàn là gì, cùng thanhcadu.com tìm hiểu về đàn ngu cầm
qua bài viết này nhé!
Ngu cầm là gì?
Ngu cầm là tên cây đàn thần của Thuấn (Nghiêu, Thuấn là hai ông vua
thời cổ đại Trung Quốc - triều đại lý tưởng: nhân dân được sống trong hạnh
phúc, thanh bình). Theo thần thoại Trung Quốc, vua Thuấn làm chiếc đàn 5
dây, ca bài “Nam phong”. Trong khúc hát Nam phong có câu “gió Nam hoà ấm có
thể giải được sự oán hận của dân, gió Nam hợp thời có thể làm cho dân ta
thêm nhiều của cải”. Nguyễn Trãi ước có chiếc đàn của vua Thuấn để biến tâm
nguyện lớn nhất của mình thành sự thật. Thi nhân ôm hoài bão giúp dân xây
dựng đời sống thái bình, no ấm, hạnh phúc. Nguyễn Trãi mô hình hoá xã hội
theo ý thức hệ của giai cấp thống trị. Gảy khúc Nam phong xứng đáng là khuôn
mẫu hành xử đối với nhà nho hành đạo.
Loại Đàn tranh bên Trung Quốc (hay còn gọi là guzheng). Đàn tranh (guzheng)
là đàn cổ tranh, được nhắc đến là đàn tam thập lục, có xuất xứ từ trung hoa
có lịch sử hơn 2500, Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại
khác nhau, có loại 12, 13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng
dây đàn khác nhau.
Được người Hoa gọi là đàn tranh, guzheng được phát minh trong thời Xuân Thu
và Chiến quốc, đàn tranh vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống vượt thời
gian và trở thành loại nhạc cụ biểu tượng đặc trưng của Trung Hoa và được
nhiều người theo học nhất.
Thơ Cảnh ngày hè
Cảnh ngày hè
Tác giả Nguyễn Trãi
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Nghị luân bài thơ cảnh ngày hè
Cảm nhận bài thơ Cảnh ngày hè, Soạn bài Cảnh ngày hè chi tiết, Khái quát
chúng bài thơ Cảnh ngày hè bên dưới.
Trong thơ văn trung đại Việt Nam có nhiều gương mặt tên tuổi xuất sắc,
trong đó phải nhắc tới Nguyễn Trãi. Ông là người anh hùng dân tộc, là một
nhà văn, nhà thơ kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới-một nhân vật
toàn tài hiếm có. Ngoài những vần thơ biểu hiện tình yêu dân, yêu nước
nồng nàn, ông còn là nhà thơ có tâm hồn say đắm trước thiên nhiên tạo vật
và cuộc sống "túi thơ chứa hết mọi giang san". Một trong những bài thơ tạo
đc sự giao cảm vừa mạnh mẽ, vừa tinh tế đó là bài thơ "cảnh ngày hè" (bảo
kính cảnh giới-bài số 43) thuộc đề tài "gươm báu răn mình". Bài thơ thể
hiện một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu
hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá
làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương."
Thật hiếm hoi và có phần đặc biệt khi ta bắt gặp hoàn cảnh: "Rồi hóng mát
thuở ngày trường" "Rồi" là rỗi rãi, nhàn nhã, thảnh thơi để dạo chơi, hóng
mát, ngắm cảnh suốt cả ngày. Đây là sự nhàn rỗi có vẻ bất thường bởi suốt
cuộc đời Nguyễn Trãi luôn trăn trở, lo lắng cho dân, cho nước, cho quốc
thái dân an, cái tâm không nhàn mà cái thân cũng chẳng nhàn:
"Bui có một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông"
Nguyễn Trãi thuộc mẫu nhàn rỗi, hưởng thụ. Câu thơ giúp người đọc phỏng
đoán đây là thời gian nhà thơ lui về ở ẩn ở Côn Sơn vì chán cảnh đương
triều "hoa thường hay héo, cỏ thường tươi". Với cách ngắt nhịp 1/5 trái
với quy tắc thông thường của thể thất ngôn nhịp 3/4. Câu thơ rút thành còn
6 tiếng, âm hưởng thơ như một tâm sự nén thả qua tiếng thở dài. Thế nhưng
đằng sau tiếng thở dài đó, người đọc vẫn có thể thấy một tiên ông dạo chơi
bách bộ, ngắm cảnh thiên nhiên. Nguyễn Trãi nén tiếng thở dài để mở lòng
mình ra trước thiên nhiên tạo vật, bức tranh cảnh ngày hè đc thu vào tầm
mắt và hiện lên sống động qua từng câu, từng chữ:
"Hoè lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng
liên trì đã tiễn mùi hương."
Viết về mùa hè trong mỗi chúng ta ai cũng cảm nhận đc cảm giác ngột ngạt,
nóng nực, oi bức. Thế nhưng cả thế giới của mùa hè dưới con mắt của Nguyễn
Trãi lại ngập tràn hương sắc, ngập tràn sức sống. Điểm vào không gian mùa
hè là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc của thôn quê Việt Nam. Đó là cây
hoè, hoa lựu, hoa sen, là sắc màu xanh của la hoè, màu đỏ tươi của hoa
lựu, màu hồng nhạt của hoa sen. Những sắc màu tươi tắn, tràn trề. Đặc biệt
các câu thơ đã sử dụng những động từ mạnh "đùn đùn", "giương", "phun", kết
hợp vs cách ngắt nhịp biến đổi 3/4 gấp gáp, khẩn trương và cách gieo vần
"ương" ở cuối câu, tạo nội lực bên trong vô cùng mạnh mẽ, tạo vật như đùn
ra, phun ra, giương lên hết lớp này đến lớp khác. Ta như cảm nhận đc sự
trải rộng của những tán lá hoè xanh biếc - một màu xanh mướt mắt, những
bông hoa lựu bung nở đỏ rực rỡ, những bông hoa sen cuối mùa khoe hết mùi
hương. Bức tranh thiên nhiên mùa hè đc Nguyễn Trãi miêu tả không chỉ bằng
khứu giác, thị giác mà còn bằng cả trường liên tưởng nữa. Nguyễn Trãi
không chỉ là một thi sĩ có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế khi giao cảm với tạo
vật mà còn là một hoạ sĩ vẽ tranh bằng thơ, biết phối hợp hài hoà giữa màu
sắc và đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội hoạ, làm cho cảnh
thiên nhiên mùa hề vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả lại vừa ngập tràn
sức sống, ngập tràn sinh khí, mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Đó chính là biểu hiện
của sự gắn bó của tình yêu thiên nhiên say đắm. "Đúng là non nước cùng ta
đã có duyên" đó là cái "duyên" của hồn thơ hoà quyện với tạo vật, cỏ cây.
Bức tranh thiên nhiên vùng thôn quê đc Nguyễn Trãi miêu tả đầy xinh tươi,
quyến rũ.
Hoà với tình yêu thiên nhiên là tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt
của nhà thơ:
"Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương."
Nhà thơ đã khắc hoạ bức tranh cuộc sống thanh bình, yên ả thông qua những
âm thanh xinh tươi, rộn rã nơi chợ cá dân dã thì "lao xao"; chốn lầu gác
thì tiếng ve "dắng dỏi". Nếu miêu tả mùa hè, Nguyễn Trãi quan sát bằng thị
giác, khứu giác và trường liên tưởng thì khi tiếp nhận cuộc sống ở vùng
thôn quê dân dã, bình yên, nhà thơ lại miêu tả qua kênh thính giác. Với
nghệ thuật sử dụng từ láy, bút pháp đảo ngữ, âm thanh "lao xao" - từ tượng
thanh đặt trước "chợ cá", "dắng dỏi" đặt trước "cầm ve", kết hợp cách ngắt
nhịp sáng tạo, hài hoà, nhà thơ đã tạo dựng đc cả không gian chiều hè nơi
làng quê vốn thanh bình, yên ả trở nên rộn ràng, nhộn nhịp và sống động.
Hai chữ "lao xao" khiến ta nghe như âm thanh từ xa vọng lại đủ chở cả cái
hồn chợ cá về với người đọc. Nhà thơ lắng nghe với tấm lòng trìu mến về
tiếng cười, tiếng nói, tiếng người mua kẻ bán lao xao văng vẳng đến từ chợ
cá làng chài xa. Tiếng ve vang lên ở chốn "lầu tịch dương" vào lúc chiều
tà thường gợi buồn. Thế nhưng hai chữ "dắng dỏi" tạo khúc nhạc cao vút
ngân vang. Vì vậy, thời gian thì cuối ngày nhưng nhịp sống vẫn không ngưng
đọng mà càng thêm sống động. Âm thanh ấy vừa là những âm thanh vui nhộn,
rộn rã cất lên từ một cuộc sống đông đúc, thanh bình, ấm no. Nhưng đó cũng
chính là niềm vui, là khúc nhạc lòng của nhà thơ đc tấu lên rộn ràng.
Khép lại bài thơ là nỗi lòng trăn trở của nhà thơ:
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Câu thơ sử dụng điển tích "Ngu cầm". "Cầm" là đàn-cây đàn của vua Ngu
Thuấn. Theo truyền thuyết Trung Quốc, hai triều vua Đường là Nghiêu và Ngu
Thuấn là hai triều đại lí tưởng, XH thanh bình, nhân dân hạnh phúc. "Dẽ
có" là ước có đc cây đàn Ngu Thuấn để gảy khúc Nam Phong cầu mưa thuận gió
hoà để "dân giàu đủ khắp đòi phương", nhân dân khắp bốn phương đc no đủ,
giàu có, hạnh phúc, yên ấm. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn ở cuối bài tạo
sự dồn nén, chất chứa cảm xúc sâu lắng của nhà thơ. Lấy Nghiêu Thuấn để
làm "gươm báu răn mình", Nguyễn Trãi đã bộc lộ đc cảm hứng nhân nghĩa yêu
nước, thương dân. Đó là tấm lòng lo cho hạnh phúc của muôn dân, mong mỏi
cuộc sống của nhân dân an lạc đc duy trì vĩnh viễn. Đây chính là tư tưởng
nhân đạo mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, vẫn còn nguyên giá trị đến ngày
nay. Tưởng chừng trong lúc nhàn rỗi nhất thì nhà thơ vẫn day dứt hướng về
nhân dân. Bề nổi là bức tranh cảnh ngày hè sôi động nhưng bề sâu lại nói
về tư tưởng thân dân, vì dân của một con người vĩ đại.
Kết bài Cảnh ngày hè, Bài thơ với hệ thống ngôn từ, hình ảnh giản
dị, tinh tế, giàu sức gợi hình, gợi cảm kết hợp vs từ cổ sáng tạo, dùng
điển tích, từ láy, có xen câu lục ngôn, bài thơ đã bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn
Nguyễn Trãi-một tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, tình yêu đời, yêu
dân, yêu nước tha thiết.
Kết luận, bài viết đã chia sẻ đáp án về đàn Ngu cầm là gì? và Cảm
nhận bài thơ Cảnh ngày hè, Soạn bài Cảnh ngày hè chi tiết, Khái quát chúng
bài thơ Cảnh ngày hè, thanhcadu.com chúc bạn có nhiều điểm 10.