Phở không người lái là cách gọi vui của loại
phở 3 không: không thịt, không rau, không nước lèo, đây là loại phở chỉ
có phở và nước, có chăng là thêm gia vị muối, bột ngọt, đường... thậm chí còn
thua phở ăn liền vì nó còn có thêm gói muối gia vị và mùi hương thịt bò.
Ý nghĩa của Phở không người lái, Phở không hành, Phở Tàu Bay, Phở ngó là phở
gì, Phở mậu dịch, thanhcadu.com chia sẻ.
Theo Tuệ Phong:
"Ngày xưa thời bao cấp khổ cực và đói kém, bát mì bát phở nó quý lắm chỉ
khi nào có tiền hay lĩnh lương thậm trí ốm mới được ăn, công nhân làm ca
ba cả đêm mệt nhọc cũng chỉ được bồi dưỡng có bát phở hay bát mì trong có
vài miếng thịt lèo tèo là xong...
Thời đó những cửa hàng phở hay mì tư nhân rất ít, thường là những hàng
phở của nhà nước kinh doanh và quản lý gọi là "Cửa hàng Ăn uống Mậu dịch
quốc doanh”.
Họ bán theo hình thức mua tích kê trả tiền trước xong ra xếp hàng nhận đồ
với giá rẻ ba hào đến năm hào/ một bát...
Sở dĩ tại sao gọi là "mì không người lái" và từ đâu có cái tên đó, bởi
những người xếp hàng cuối cùng thường bị hết thịt vì thịt thời đó rất đắt
và khan hiếm, nên họ bán những bát mì còn lại không thịt với nước dùng giá
rẻ hơn, từ đó hình thành danh từ "Mì không người lái".
Cũng như vậy cái tên "Phở không người lái" xuất phát cũng tương tự như là
"Mì không người lái". Nhưng ngoài ra còn một lý do nữa là vì lúc đó quá
nghèo nên người ta không đủ tiền mua một bát phở có cả thịt ở những cửa
hàng phở tư nhân mà chỉ dám mua một bát không có thịt chỉ có bánh phở với
hành xong chan nước dùng với giá rẻ nửa tiền, thường mua để mang về ăn với
cơm nguội nên từ đó hình thành danh từ "Phở không người lái".
Đó là nguyên do tại sao chúng ta có cái tên "không người lái" đáng yêu
như thế, nó không chỉ gợi lại một cái gì đó của thời chiến tranh bom đạn
mà còn nhắc lại cho chúng ta một kỷ niệm không bao giờ quên của cái thời
bao cấp đầy khó khăn, gian khổ và đói kém.
Chúng ta không quên và luôn muốn nói lại cho thế hệ con cháu sau này
những lúc vất vả gian nan nhưng ấm áp đầy tình người đó..."