Thanhcadu.com giải thích Vincom Shophouse là gì, Căn shophouse là gì,
Pháp lý Shophouse, Condotel La gì, Shophouse khối đế, Shophouse khối đế là gì?
mời các bạn tham khảo.
Shophouse là gì?
Shophouse là từ ghép của "shop" có nghĩa là cửa hàng và "house" có
nghĩa là nhà ở, shophouse đơn giản là bất động sản kết hợp giữa việc ở và
kinh doanh.
Tuy nhiên, shophouse ở Việt Nam thường được hiểu là căn hộ khối đế
trong toà nhà chung cư hoặc nhà phố thấp tầng mặt tiền đường.
Thực ra shophouse đã xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu, những nhà mặt tiền
hiện nay hầu như đều là một căn shophouse. Khái niệm shophouse xuất phát từ
nước ngoài khi ở đó, nhà ở và cửa hàng kinh doanh được tách biệt rõ ràng và
giấy phép được cấp khi mở một cửa hàng hay cơ sở kinh doanh rất phức tạp.
Shophouse nhà phố thấp tầng là gì?
Shophouse nhà phố thấp tầng là những căn nhà mặt tiền đường, có thể
tận dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán.
Một số nhà đầu tư khi bán nhà liền kề, biệt thự đã đưa khái niệm shophouse
vào những sản phẩm này. Thực chất đây chỉ là hành động "rắc muối", "tô vẽ"
cho sản phẩm để bán với giá "cứa cổ".
Khái niệm shophouse chưa được đề cập và chưa có quy định cụ thể trong các
văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, pháp luật về nhà ở, pháp luật về
kinh doanh bất động sản, pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư.
Shophouse khối đế chung cư là gì?
Shophouse khối đế chung cư là những căn nằm phía dưới toà nhà chung
cư, văn phòng có thể kinh doanh, buôn bán.
Một lần nữa khái niệm shophouse lại được sử dụng ở đây. Thực chất, trong
văn bản pháp luật nó được hiểu là nhà ở kết hợp thương mại, kinh doanh
dịch vụ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126
Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh
doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm
(trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm).
Hơn thế nữa, vào thời điểm chúng tôi viết bài này (T9/2019), shophouse
chân đế chung cư chỉ được phép sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại,
không được công nhận để ở và chúng ta không thể đăng ký tạm trú, thường
trú tại đây.
Thực tế chúng tôi đã bán những căn shophouse được sở hữu vĩnh viễn nhưng
thực chất đây là căn hộ tầng trệt và đối với loại shophouse này thì chúng
ta lại không thể đăng ký kinh doanh tại đây.
Tại sao shophouse lại chỉ được sở hữu 50 năm?
Ở đây chúng ta chỉ cần xét đến shophouse chân đế chung cư vì shophouse nhà
phố thấp tầng kia đơn giản chỉ là nhà liền kề. Việc này xuất phát từ việc
tránh phân biệt đối xử giữa đơn vị nước ngoài kinh doanh thương mại tại
Việt Nam ( thời hạn hoạt động của dự án đầu tư không quá 70 năm). Và cá
nhân, tổ chức nước ngoài được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại với thời hạn không quá 50 năm.
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật đầu tư năm 2014, khoản 3 Điều 126
Luật Đất Đai năm 2013 thì dự án xây dựng đầu tư nhà ở thương mại, kinh
doanh dịch vụ kết hợp để ở ngoài khu kinh tế thì thường có thời hạn 50 năm
(trong khu kinh tế và các điều kiện khác không quá 70 năm).
Trong trường hợp khi người Việt Nam chúng ta mua, thuê mua, nhận chuyển
nhượng phần shophouse này thuộc chung cư được xây dựng theo dự án kinh
doanh nhà ở thì chúng ta vẫn được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà và công trình khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên, do có mục đích kinh doanh, thương mại dịch vụ nên phần công
trình này sẽ không được xác định với mục đích lâu dài như đối với người
mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, mà chỉ được quyền sở hữu công
trình, quyền sử dụng đất theo thời hạn giao đất cho chủ đầu tư, theo thời
hạn thực hiện dự án, thanhcadu.com chia sẻ.