Theo định nghĩa về Cơ năng là gì Vật lý 8 thì cơ năng được sinh ra khi
một vật có được khả năng thực hiện công. Nếu vật có khả năng thực hiện công
càng lớn thì cơ năng của vật đó cũng càng lớn. Cơ năng sẽ được tính bằng đơn
vị Jun (Ký hiệu là: J).
Một khái niệm cơ bản trong kiến thức vật lý đó chính là cơ năng. Loại năng
lượng này được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống đời thường. Vậy khái niệm cụ
thể của cơ năng là gì? Định luật bảo toàn cơ năng đăng diễn giải như thế nào?
Thế năng la gì, Cơ năng của một vật là gì, Cơ năng là gì Vật lý 8, Công thức
cơ năng, Ví dụ về cơ năng, Cơ năng đơn vị là gì? Tất cả lời giải đáp sẽ có
trong bài viết này.
Còn dựa theo cơ năng vật lý 10 thì cơ năng được sinh ra khi một vật có
chuyển động trong trọng trường. Khi đó tổng các động năng và thế năng của vật
sẽ được gọi là cơ năng. Cơ năng là một đại lượng có thể dương, có thể âm hoặc
cũng có thể bằng không.
Mình xin nói thêm một chút về 2 dạng cơ năng mình vừa nhắc tới ở trên đó là
động năng và thế năng.
Thế năng là gì?
Thế năng là cơ năng của 1 vật. Thế năng được sinh ra phụ thuộc vào độ cao của
vật so với mặt đất hoặc so với một vị trí khác đã được chọn làm mốc để tính độ
cao được gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có trọng lượng càng lớn và ở vị trí càng
cao thì thế năng hấp dẫn của vật sẽ càng lớn. Cơ năng của 1 vật phụ thuộc vào
độ biến dạng của vật và được gọi là thế năng đàn hồi.
Động năng là gì?
Động năng là cơ năng của một vật được tạo ra nhờ chuyển động của vật đó. Cụ
thể, khi một vật có trọng lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động
năng của nó sẽ càng lớn.
Khoan! Dừng lại khoảng 3 giây, xem bài này đi:
Công thức tính cơ năng
Nếu cơ năng của vật đó chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng đó được
tính bằng tổng động năng với thế năng trọng trường của vật:
Trong đó:
- Gốc thế năng của 1 vật chuyển động bên trong trường hấp dẫn sẽ được chọn tại mặt đất.
- Đối với vật hoặc hệ vật chỉ chịu tác động của trọng lực thì cơ năng của nó chính là một đại lượng bảo toàn. Tức là: W1 = W2, từ đó suy ra biến thiên thế năng W2 - W1 = 0.
Nếu cơ năng của vật đó chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi thì cơ năng của vật
bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật:
Trong đó:
- Gốc thế năng được chọn thường sẽ là vị trí cân bằng của lò xo
- Đối với vật hoặc hệ vật chỉ chịu tác động từ lực đàn hồi thì cơ năng của nó cũng được coi là một đại lượng bảo toàn. Nghĩa là, W1 = W2, từ đây suy ra biến thiên thế năng W2 - W1 = 0.
Định luật bảo toàn cơ năng
Định luật bảo toàn cơ năng chính là định luật bảo toàn chỉ số cơ năng
khi chuyển động của 1 vật trong trọng trường mà chỉ chịu tác động của trọng
lực hay lực đàn hồi. Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng thế năng và động năng
của 1 vật sẽ bị biến đổi qua lại trong quá trình vật chuyển động bên trong
trọng trường. Tuy nhiên Tổng cơ năng của chúng không hề thay đổi.
Định luật bảo toàn cơ năng định nghĩa rằng: “Trong khi chuyển động, nếu 1 vật
chỉ chịu tác dụng của của trọng lực thì động năng hoàn toàn có thể chuyển
thành thế năng và ngược lại và tổng của chúng tức là cơ năng sẽ được bảo
toàn”.
Hy vọng rằng thông tin này có thể giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm cơ năng
là gì cũng như cách tính cơ năng của vật. Nếu thấy thông tin hấp dẫn xin vui
lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để mình biết các bạn đang ủng hộ nhé,
thanhcadu.com chia sẻ.