Giá trị thặng dư (surplus value) là mức độ dôi ra khi lấy mức thu của một đầu
vào nhân tố trừ đi phần giá cung của nó. D.Ricardo đã lấy ví dụ về việc nộp tô
cho chủ đất sở hữu những miếng đất màu mỡ.
Ví dụ về giá trị thặng dư: Một NLĐ làm việc trong một ngày được giá trị sản
phẩm là 1 đồng. Nhưng đến ngày thứ hai trở đi, trên cơ sở sức lao động đã bỏ
ra ở ngày thứ nhất, NLĐ đó sẽ làm ra được 3 đồng. Số tiền chênh lệch đó
chính là giá trị thặng dư sức lao động.
Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư dưới giác độ hao phí lao động, trong đó
công nhân sản xuất ra nhiều giá trị hơn chi phí trả cho họ - yếu tố bị quy
định bơi mức tiền lương tối thiểu chỉ đủ để đảm bảo cho họ tồn tại với tư
các người lao động. Theo Mác, sự bóc lột công nhân chỉ có thể được loại trừ
nếu nhà tư bản trả cho họ toàn bộ giá trị mới được tạo ra
A.Marshall cho rằng xét về bản chất, thì tất cả các khoản thu nhập nhân tố
cao hơn chi phí nhân tố đều là bán tô trong ngắn hạn. Cho nên theo ông, khi
không có các cơ hội khác để một nhân tố sản xuất lựa chọn, thì toàn bộ phần
thường dành cho nó đều là giá trị thặng dư.
Nguồn gốc giá trị thặng dư
Nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư là sức lao động của công nhân làm thuê,
chỉ có lao động sống (sức lao động đang hoạt động) mới tạo ra giá trị,
trong đó có giá trị thặng dư. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là sự tiêu
dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất ra giá trị của nó.
Cần lưu ý rằng: C. Mác không phải là người đầu tiên phát hiện ra lao động
thặng dư; nhiều nhà kinh tế trước Ông đã bàn luận khá nhiều về nó (phái
trọng nông). C. Mác đã kế thừa quan điểm của phái này, không những phát
hiện ra giá trị thặng dư (lao động thặng dư kết tinh dưới hình thái giá
trị) mà còn vạch rõ mối quan hệ giữa năng suất lao động, lao động thặng dư
và giá trị thặng dư.
Nói về quá trình sản xuất ra của cải vật chất, ra hàng hóa, giá trị, giá
trị thặng dư, C. Mác đã tính đến vai trò của các yếu tố lao động sống, máy
móc, các tư liệu sản xuất khác, tài nguyên, điều kiện thiên nhiên, v.v.
Ông hiểu, máy móc càng hiện đại, càng tinh xảo thì năng suất lao động càng
cao. Ngoài ra, còn vô số các yếu tố khác mà không có chúng thì không thể
sản xuất được. Mặc dù vậy, C. Mác đã chứng minh rằng, trong tổng số giá
trị do một quá trình sản xuất nhất định tạo ra, thì máy móc (tức lao động
quá khứ) không tạo ra giá trị mới, chỉ có lao động sống mới tạo ra giá trị
mới: [v (tiền công) + m (giá trị thặng dư)].
C. Mác đã trình bày rõ sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất, đối lập
giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị (quá trình sản xuất
giá trị thặng dư) nên đã vạch rõ thực chất của giá trị thặng dư. Ông khẳng
định sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị
thặng dư có tác dụng quyết định đối với sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng. Do sản xuất giá trị thặng dư là nội dung đặc biệt và là mục
đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cho nên, quy luật giá trị thặng dư
là quy luật tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản, giữ vị trí chủ đạo và đóng vai
trò quyết định trong hệ thống các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
Từ đó, thấy rõ bản chất và đặc điểm bóc lột của tư bản chủ nghĩa: kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa là sự phát triển của kinh tế hàng hóa giản đơn.
Nhưng kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa khác với kinh tế hàng hóa giản đơn
không những về lượng, tức là không phải chỉ khác ở số lượng lớn sản phẩm
bị thu hút vào chu chuyển hàng hóa và hình thái hàng hóa của sản phẩm trở
thành hình thái thống trị, mà còn khác về chất nữa. Trên vũ đài hàng hóa
xuất hiện một loại hàng hóa mới là sức lao động, do đó, thị trường hàng
hóa (nói chung) được bổ sung bằng một bộ phận đặc biệt là thị trường sức
lao động.
Tất nhiên, thị trường sức lao động không phải do C. Mác khám phá ra, vì ai
cũng biết đến sự tồn tại của lao động làm thuê trong các xã hội trước tư
bản chủ nghĩa. Nhưng điểm nhấn là ở chỗ, chỉ có C. Mác mới nhìn thấy lao
động làm thuê (hàng hóa sức lao động và chỉ trên cơ sở sản xuất hàng hóa,
lao động bị tách khỏi tư liệu sản xuất mới trở thành lao động làm thuê) là
một nhân tố cơ bản làm cho tiền chuyển hóa thành tư bản và kinh tế hàng
hóa giản đơn chuyển hóa thành kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa - thời đại
mới của quá trình sản xuất xã hội, thời đại của tư bản công nghiệp.
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở của một
hình thức bóc lột đặc biệt, tức là hình thức chiếm đoạt lao động của người
khác (lao động thặng dư) dưới hình thái giá trị thặng dư. Khác với phạm
trù "lợi nhuận", giá trị thặng dư biểu hiện một cách chính xác như sau:
(1) - Là giá trị, tức lao động vật hóa; (2) - Là lao động thặng dư vật
hóa, là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động và bị nhà tư bản
chiếm dụng.
Từ đó, đặc điểm bóc lột của chủ nghĩa tư bản không phải là ở sự tồn tại
lao động thặng dư, mặc dù dưới sự thống trị của tư bản, trình độ bóc lột
được nâng lên rất cao, mà đặc điểm của nó là lao động thặng dư đã hao phí
mang hình thái giá trị thặng dư, còn tỷ lệ giữa thời gian lao động thặng
dư và thời gian lao động cần thiết thì mang hình thái tỷ lệ giữa giá trị
thặng dư và tư bản khả biến. Quan hệ bóc lộc bị vật hóa, bị che lấp đằng
sau quan hệ giữa vật với vật. Vì thế, sự bóc lột trong chủ nghĩa tư bản là
rất tinh vi và không có giới hạn.
Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác với những nội dung cốt lõi nêu
trên, ngay từ khi mới ra đời đã vấp phải sự phê phán, phủ nhận từ phía
những người biện hộ và bảo vệ chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản đương đại, mặc dù có những bước phát triển mới, có sự
điều chỉnh ở mức độ nào đó về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối, về kiến
trúc thượng tầng, nhất là về hệ thống pháp luật và sự điều tiết kinh tế
của nhà nước tư sản độc quyền,… để tồn tại và thích nghi với bối cảnh mới,
nhưng học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác vẫn còn nguyên giá trị, bởi
bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện hữu, không hề thay đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao
động thặng dư trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời
gian lao động tất yếu không đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Là phương pháp sản suất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất
yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động
thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động, cường độ lao động không đổi.
Tìm hiểu thêm về Giá trị thặng dư
Bóc lột là một hiện tượng kinh tế - xã hội, là hình thức biểu hiện
của mối quan hệ giữa con người với con người, thuộc phạm trù lịch
sử, xuất hiện từ lâu trong quá trình sản xuất và đời sống của con người.
Tuy nhiên, chỉ đến khi chủ nghĩa Mác xuất hiện, cùng với sự phát hiện ra
tính chất hai mặt của lao động thì sự ra đời, bản chất và các hình thức
bóc lột, mà điển hình là bóc lột giá trị thặng dư, mới được cắt nghĩa,
phân tích một cách khoa học, thấu đáo.
Học thuyết giá trị thặng dư được hình thành trên cơ sở học thuyết giá trị
lao động mà trực tiếp là việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động
sản xuất hàng hóa gồm: Lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Việc phát
hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa to lớn
về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết giá trị lao động một cơ sở khoa
học thực sự.
Đầu những năm 40 của thế kỷ XIX, cùng với việc sáng tạo ra quan điểm duy
vật lịch sử, vận dụng vào nghiên cứu kinh tế chính trị, phát hiện ra tính
chất hai mặt của lao động, C.Mác đã khắc phục được những nhầm lẫn, hạn
chế, và làm cho học thuyết giá trị lao động đạt tới hoàn thiện. Các nhà
kinh tế trước C.Mác thấy được lao động tạo ra giá trị, nhưng không tách ra
được lao động cụ thể hay trừu tượng tạo ra giá trị. Chỉ đến C.Mác mới cho
thấy rõ rằng, chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị của hàng hóa;
đặc biệt là tìm ra được trên thị trường một loại hàng hóa đặc biệt – hàng
hóa sức lao động – và việc sử dụng hàng hóa sức lao động có thể tạo ra
được giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, chính là chìa khóa để giải quyết
mâu thuẫn của công thức chung của tư bản (T-H-T’).
Tất cả thành quả đó, tạo nên cơ sở khoa học vững chắc giúp C.Mác giải
thích được nguồn gốc thực sự và quá trình vận động, biến đổi của giá trị
thặng dư, thành lợi nhuận, lợi tức, địa tô trong sản xuất, lưu thông, phân
phối; giúp phân tích được bản chất của tư bản bất biến và tư bản khả biến…
xây dựng nên học thuyết khoa học về giá trị thặng dư, về tích lũy, về tái
sản xuất và khủng hoảng kinh tế... Với học thuyết giá trị thặng dư, C.Mác
đã giải phẫu toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, bóc trần bản chất
của cái gọi là hình thức “thu nhập” của lợi nhuận, lợi tức và địa tô.
Chúng ta có thể khẳng định những điều cốt lõi đọng sau khi nghiên cứu học
thuyết khoa học về giá trị thặng dư của C.Mác: Chỉ có lao động sống mới
tạo ra giá trị của hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư là
phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm ra bị
nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, không có sản xuất giá trị thặng dư
thì không có chủ nghĩa tư bản.
Quy luật giá trị thặng dư không những vạch rõ mục đích của nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa mà còn vạch rõ phương tiện, thủ đoạn để đạt mục đích, như:
tăng cường bóc lột công nhân làm thuê bằng cách tăng cường độ lao động,
tăng năng suất lao động và mở rộng sản xuất. Giá trị thặng dư là nguồn gốc
của các mâu thuẫn cơ bản, nội tại của xã hội tư bản (mâu thuẫn giữa lao
động và tư bản, giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân). Các mâu thuẫn
này ngày càng sâu sắc, đưa đến sự thay thế tất yếu chủ nghĩa tư bản bằng
một xã hội cao hơn.
Chừng nào còn chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất, còn hàng hóa sức lao động, chừng nào mà người lao động còn phải thêm
vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống mình, một số thời gian lao
động dôi ra để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư
liệu sản xuất, thì chừng đó, và cho đến ngày nay, những điều kiện nêu trên
vẫn tồn tại, thì học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác vẫn còn nguyên giá
trị, , thanhcadu.com chia sẻ.