Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Triều đại là gì? Các triều đại Trung Quốc

Triều đại, hoàng triều, hay vương triều, thường là danh từ để gọi chung hai hay nhiều vua chúa của cùng một gia đình nối tiếp nhau trị vì một lãnh thổ
Triều đại, hoàng triều, hay vương triều, thường là danh từ để gọi chung hai hay nhiều vua chúa của cùng một gia đình nối tiếp nhau trị vì một lãnh thổ nào đó. 

Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời với các triều đại nối tiếp nhau. Thông qua các bộ phim dựa trên bối cảnh lịch sử của Trung Quốc chúng ta cũng phần nào được những hiểu biết khái quát về lịch sử các triều đại của đất nước Trung Hoa, qua bộ phim Võ Tắc Thiên chúng ta có thể có cái nhìn sơ lược về bối cảnh lịch sử nhà Đường lúc bấy giờ, hay qua những bộ phim về Tần Thủy Hoàng giúp chúng ta khái quát được bối cảnh lịch sử, những nhân vật và sự kiện lịch sử ở thời nhà Tần. 

-cac-trieu-dai-trung-quoc


Hôm nay, bạn hãy cùng Thanhcadu.com tìm hiểu một cách bao quát hơn về lịch sử Trung Quốc qua các thời đại nhé!

Các triều đại Trung Quốc

Theo các tư liệu lịch sử, triều đại đầu tiên của Trung Quốc là nhà Hạ, tồn tại vào khoảng thế kỉ 21 đến thế kỉ 17 trước Công Nguyên. 

Tiếp đó là đến nhà Thương, tồn tại vào khoảng thế kỉ 17 đến thế kỉ 11 TCN. Nhà Thương bị nhà Chu chiếm, thời gian trị vì của nhà Chu tương đối dài, phân làm hai giai đoan Tây Chu và Đông Chu, thời Đông Chu lại tiếp tục được phân thành hai giai đoạn nhỏ là thời Xuân Thu và Chiến Quốc - đây là thời kì các nước chư hầu nhà Chu hỗn chiến. 

Thời Xuân Thu bắt đầu từ đời Chu Bình Vương tới cuối đời Chu Uy Liệt Vương. Đây là thời kỳ tan rã xã hội nô lệ, là thời kỳ biến đổi vĩ đại. Lúc này cũng là thời kỳ mang thai xã hội phong kiến, vương thất nhà Chu suy vong dần. Thời này, vương triều sau khi trải qua sự thống trị của nhà Hạ, Thương, Tây Chu. Phải chia ra hàng trăm nước chư hầu, họ tranh nhau xưng bá, đề phòng lẫn nhau, chiến tranh liên miên, mâu thuẫn trong nội bộ các nước chư hầu diễn ra gay gắt, khởi nghĩa, nô lệ liên tiếp nổ ra, đấu tranh giữa thế lực mới cũ rất mãnh liệt, xã hội dao động rõ rệt. Thời Xuân Thu bao gồm các nước chư hầu lớn như: Sở, Ngô, Yên, Tấn, Tần, Tề, Lỗ, Trần, Sái, Tào, Tống, Hoạt, Việt, Trịnh.

Thời Chiến Quốc là thời kỳ mở màn cho xã hội phong kiến tại Trung Quốc. Trải qua thời kỳ Xuân Thu kéo dài đăng đẵng, khiến cho hàng trăm nước chư hầu bị thôn tính, thế lực của vương triều Đông Chu ngày càng suy thoái. Thậm chí vào những năm đầu thời Chiến Quốc, số lượng các nước chư hầu đã không còn nhiều, chủ yếu có 7 nước: Tần, Tề, Yên, Sở, Triệu, Ngụy, Hán trong lịch sử gọi là “Thất hùng” (7 nước mạnh). Giai cấp địa chủ cũ mới trong các nước chư hầu đều tranh giành chính quyền, tiến hành cải cách, dần dần thiết lập nên chế độ phong kiến. Giữa 7 nước lại xảy ra cuộc chiến tranh thôn tính nhau. Nước Tần ở phía Tây đã sửa đổi cải cách, ngày càng hưng thịnh, trở thành nước chư hầu phong kiến tiên tiến nhất. 

Nước Tần vận dụng một loạt thủ đoạn trong: quân sự, chính trị, ngoại giao… cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã đứng ra thống nhất các nước chư hầu, lập ra nhà Tần vào năm 221 TCN, ông đã cho thống nhất chữ viết, tiền tệ và đơn vị đo lường, xây dựng Vạn Lý trường thành, tuy nhiên triều đại này chỉ tồn tại ngắn ngủi 15 năm. 

Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Nhà Hán suy yếu, Trung Quốc bước vào thời kì Tam Quốc phân tranh với ba nước Ngụy, Thục, Ngô. Về mặt quân sự, Ngụy là mạnh nhất trong số ba nước, một sức mạnh được nâng đỡ nhờ kinh tế và các cảng biển. Nước Thục có dân cư thưa thớt hơn, và là một vùng đa phần là rừng, với nhiều bộ tộc không phải là người Hán.

Năm 263, Ngụy đánh và chiếm Thục, chỉ còn lại Ngô làm đối thủ. Sau đó vua Ngụy bị quyền thần họ Tư Mã thao túng và chính thức đoạt ngôi năm 265. Tư Mã Viêm nối chức cha ông phế vua Ngụy lập ra nhà Tấn, tức là Tấn Vũ Đế (265-290).

Năm 280, Tấn Vũ đế chinh phục nốt nước Ngô. Trung Quốc lại được thống nhất, và Tấn Vũ đế mở rộng quyền lực của mình về phía bắc đến trung tâm Triều Tiên và phía nam đến hết An Nam (Việt Nam). Một triều đại mới, gọi là Tây Tấn đã bắt đầu ở Trung Quốc.

Sau loạn bát vương, Tây Tấn suy yếu cực độ và bị các tộc phương bắc xâm chiếm. Năm 316, vua nước Hán Triệu là Lưu Thông tiêu diệt Tây Tấn. Các quý tộc nhà Tấn chạy xuống phía nam tái lập nhà Đông Tấn (ở đất nhà Ngô thời Tam Quốc cũ). Vùng đất phía bắc do các tộc người Hồ chiếm giữ, gọi là thời Ngũ Hồ loạn Hoa, gồm 16 nước, gồm:  Hán Triệu, Hậu Triệu, Thành Hán, Tiền Lương, Hậu Lương, Bắc Lương, Tây Lương, Nam Lương, Tiền Yên, Hậu Yên, Bắc Yên, Nam Yên, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Tần và Hạ. 

Sau Đông Tấn là thời kì Nam- Bắc triều là một giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, bắt đầu từ năm 420 khi Lưu Dụ soán Đông Tấn mà lập nên Lưu Tống, kéo dài đến năm 589 khi Tùy diệt Trần. Thời kỳ này do hai thế lực bắc-nam đối lập trong một thời gian dài, do vậy gọi là Nam Bắc triều. Nam triều (420-589) bao gồm bốn triều đại: Lưu Tống, Nam Tề, Lương, Trần; Bắc triều (439-589) bao gồm năm triều đại: Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu.

Năm Đại Nghiệp thứ 13 (617), vua Tùy là Tùy Dạng đế bị thống lĩnh Cấm vệ quân là Vũ Văn Hóa Cập sát hại. Vương triều Tùy dựng được 38 năm bị diệt vong. Năm 618, ông đã lãnh đạo một cuộc binh biến chống lại và giết chết Tùy Dạng Đế. Sau đó, ông đưa cháu (gọi bằng bác) của Tùy Dạng Đế là Dương Hạo lên làm hoàng đế và dẫn đội Kiêu Quả quân (驍果军) định tiến về đông đô Lạc Dương. Ông nhiều lần bại trận dưới tay Lý Mật, Lý Thần Thông (zh), và cuối cùng là Đậu Kiến Đức. Thấy mình sắp thất bại, ông ta đã giết Dương Hạo và tự xưng là hoàng đế của nước Hứa (許).

Năm 619, cuộc nội chiến kết thúc, Đường quốc công Lý Uyên là người thắng trận. Ông tái thống nhất Trung Quốc, mở đầu thời đại nhà Đường và được tôn xưng là Đường Cao Tổ. Tuy nhiên, các con ông lại đánh nhau để giành quyền thừa kế ngai vàng. Hai người con trai của ông là Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát đã thiệt mạng trong cuộc tranh giành quyền lực này. Lý Uyên chỉ còn một sự lựa chon duy nhất là Lý Thế Dân, con trai dòng đích duy nhất còn sống sót. Năm 626, Lý Uyên nhường ngôi cho Lý Thế Dân, người mà về sau đã đưa đất nước Trung Quốc quay trở lại thời thịnh vượng và vàng son.

Năm 907, một lãnh chúa là Chu Ôn lật đổ ngai vàng nhà Đường và lập lên triều Lương, một trong năm triều đại ngắn ngủi kế tiếp nhau thống trị bắc Trung Quốc trong nửa thế kỷ: Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-950), Hậu Chu (951-959). Ở phía nam, các lãnh chúa cát cứ vùng đất của mình và lần lượt thành lập mười tiểu quốc nhỏ và không ngừng tìm kiếm phương cách để thôn tính lẫn nhau: Tiền Thục, Hậu Thục, Ngô, Ngô Việt, Nam Đường, Mân, Sở, Nam Hán, Nam Bình. Tới năm 951, một hoàng thân nhà Hậu Hán chiếm giữ vùng Thái Nguyên lập ra nước Bắc Hán. Thời kỳ này, người Trung Quốc gọi là Ngũ Đại Thập Quốc.

Năm 960, trong khi Trung Quốc ở vào tình trạng rối ren, vị tướng phụ trách an ninh nơi cung cấm ở thủ đô mới Khai Phong là Triệu Khuông Dận nhân khi vua nhà Hậu Chu mới lên ngôi còn bé, bèn làm binh biến lên làm vua. Ông lập ra Nhà Tống.

Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Hốt Tất Liệt người Mông Cổ đã lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đã lật đổ người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644.

Sau nhà Minh là đến nhà Thanh (của người Mãn Châu), kéo dài đến vị vua cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1911. 

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). 

Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc lập ra Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thanhcadu.com chia sẻ.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét