Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Câu ghép là gì? Cách phân biệt câu ghép với câu đơn

Câu ghép hô ứng còn được gọi là câu ghép qua lại. Đây là dạng câu ghép mà ở giữa 2 vế câu luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng
Câu ghép thường được sử dụng khá nhiều trong văn viết và văn nói. Vậy câu ghép là gì? Cách phân biệt câu ghép với câu đơn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Câu ghép là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về câu ghép đang được đăng tải trên các trang mạng xã hội hay các trang tin tức. Nhưng theo mình đọc trên Wikipedia thì câu ghép là câu được cấu thành do nhiều vế câu ghép lại với nhau. 

Mỗi một vế câu sẽ là một câu hoàn chỉnh có nghĩa (có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ). Đồng thời, các câu còn phải thể hiện được mối quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. 

Đặc điểm của câu ghép

  • Có từ hai cụm chủ - vị trở lên.
  • Mỗi một cụm Chủ - Vị được gọi là một vế câu.
Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về câu ghép, chúng ta hãy cùng xem ví dụ dưới đây:

Ví dụ: An nấu cơm và Linh rửa bát.

Phân tích vị dụ này chúng ta thấy:

– Vế thứ nhất: An nấu cơm. Ở đây thì “An” là chủ ngữ 1 (CN1),  “nấu cơm” là vị ngữ 1 (VN1).

– Vế thứ hai: Linh rửa bát thì “Linh” là CN 2, “rửa bát” là VN2.

– Câu ghép ở vị dụ này được nối với nhau bằng quan hệ từ “và”.

Như vậy câu ghép này có 2 nòng cốt Chủ - Vị. Các câu gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau.

Các loại câu ghép

Chúng ta đã vừa tìm hiểu câu lệnh ghép là gì, tuy nhiên câu ghép còn được chia ra thành các dạng cụ thể. Hãy cùng mình xem câu ghép được phân loại ra sao nhé.

Câu ghép đẳng lập là gì

Câu ghép đẳng lập là dạng câu ghép mà các vế câu có quan hệ ngang hàng và không phụ thuộc vào nhau. Các câu trong câu ghép đẳng lập được liên kết với nhau bằng quan hệ từ đẳng lập: hoặc, và,.. 

Câu ghép đẳng lập có quan hệ liệt kê

  • Là dạng câu ghép biểu thị cho các quá trình, mối quan hệ của sự vật, hiện tượng có tính chất cùng loại với nhau.
  • Các vế câu được liên kết lại với nhau bằng quan hệ từ thể hiện cho sự liên hợp, chủ yếu là sử dụng từ “và”. Các bạn có thể tìm hiểu về phép liệt kê trong bài viết trước mình đã chia sẻ.

Câu ghép đẳng lập có quan hệ lựa chọn

  • Mỗi một vế câu sẽ biểu thị cho khả năng riêng của sự việc.
  • Các vế câu liên kết với nhau bằng quan hệ từ “hay”, “hoặc” nhằm biểu đạt ít nhất sẽ có một khả năng được nói tới và sẽ thực hiện được. 
Ví dụ: Bạn đi hoặc tôi đi. 

Câu ghép đẳng lập có quan hệ tiếp nối

Là dạng câu ghép biểu thị các sự việc diễn ra nối tiếp nhau theo một trật tự tuyến tính. Chúng sẽ được liên kết với nhau bằng quan hệ từ mang ý nghĩa liệt kê, chủ yếu là từ“và”. 

Ví dụ: Tôi vừa đứng ở cổng trường và An cũng đứng lại ngay cạnh tôi.

Câu ghép đẳng lập có quan hệ đối chiếu

Giữa các vế câu sex biểu đạt sự việc mang tính chất tương phản nhau, đối ứng với nhau. Các quan hệ từ thường được sử dụng trong dạng câu ghép này là: “nhưng”, “mà”, “song”. 

Ví dụ: Nó ngồi chơi điện tử mà bố mẹ cũng không nói gì.

Câu ghép chính phụ là gì?

Theo Wikipedia thì câu ghép chính phụ là câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc là một cặp từ hô ứng. Các vế câu có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và được liên kết với nhau bằng quan hệ từ chính phụ. Câu ghép chính phụ thường có nghĩa rất chặt chẽ với nhau.

Một số cặp quan hệ từ thường được sử dụng nhiều trong câu ghép chính phụ

Nếu…………..thì……

Mặc dù…………nhưng…….

Vì……..nên………..

Không những………mà còn……….

Tuy……..nhưng………

Ví dụ: Nếu em chăm chỉ học tập thì kết quả thi đã khác. 

Câu ghép hô ứng

Câu ghép hô ứng còn được gọi là câu ghép qua lại. Đây là dạng câu ghép mà ở giữa 2 vế câu luôn tồn tại kiểu quan hệ hô ứng. Mối quan hệ giữa những vế câu này vô cùng chặt chẽ và không thể tách riêng các vế ở trong câu ra thành những câu đơn. 

Các quan hệ từ thường sử dụng cho dạng câu ghép này là: chưa…đã, vừa…vừa, càng…càng, mới…đã… Các cặp đại từ: nào…nấy, bao nhiêu…bấy nhiêu… 

Ví dụ: Người thế nào thì vật thế đó. 

Câu ghép chuỗi

Câu ghép chuỗi là câu ghép có từ hai vế câu trở lên, trong đó các vế câu có quan hệ chuỗi thể hiện sự vật, sự việc diễn ra liên tục.

Giữa các vế câu được ngăn cách với nhau bằng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm. Đặc biệt, chúng cũng chỉ liên kết với nhau bằng dấu chứ không sử dụng đến từ liên kết. 

Ví dụ: Trời mưa, bão lớn, cây đổ.

Câu ghép chuỗi được phân ra thành các dạng nhỏ
  • Câu ghép có quan hệ bổ sung.
  • Câu ghép có quan hệ điều kiện – hệ quả.
  • Câu ghép nguyên nhân. 
  • Câu ghép có quan hệ đối nghịch.

Câu ghép hỗn hợp

Đây là dạng câu ghép mà các vế câu thể hiện mối quan hệ tầng bậc và có nhiều kiểu quan hệ về mặt ngữ pháp. 

Ví dụ: Mặc dù tôi đã khuyên nó đi tìm việc trái ngành nhưng nó không nghe vậy nên giờ nó vẫn đang thất nghiệp.

Vậy là chúng ta đã vừa đi tìm hiểu câu lệnh ghép là gì và cách vận dụng câu ghép trong văn chương cũng như văn nói đời thường. Hy vọng các thông tin này sẽ đóng góp thêm vào túi cẩm nang của bạn. Nếu thấy thông tin hấp dẫn, hãy để lại bình luận phía dưới bài viết và ủng hộ kênh bằng cách theo dõi các bài viết thường xuyên nhé, thanhcadu.com chia sẻ.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét