Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Bạn sẽ đưa cái gì vào dạ dày nếu lỡ uống một ngụm nước biển?

Hãy tưởng tượng khi xuống biển và bạn mặc tè, bạn có lên bờ đi tè ko? nói đến đây là ai cũng hiểu rồi nghen

Dù cho mùa hè đã đến đến và đi xa nhưng năm sau cũng sắp đến và lại có mùa hè, đây cũng là thời gian lý tưởng dành cho các hoạt động du lịch, vui chơi trên biển. 

uong nuoc bien 1 ngum
Tắm biển là một hoạt động hết sức thú vị và lôi cuốn  Ảnh: Internet


Tắm biển là một hoạt động hết sức thú vị và lôi cuốn hầu như tất cả chúng ta thế nhưng, liệu đã bao giờ bạn tự hỏi khi mình nuốt một ngụm nước biển vào bụng thì ngoài nước và muối mặn ra sẽ còn có thêm những thứ gì được biển khơi "khuyến mại" cho dạ dày của chúng ta?

Câu trả lời sẽ có khi các bạn quan sát bức ảnh trên đây mà thoạt nhìn trông chả khác nào những bức vẽ nguệch ngoạc của con trẻ. Trên thực tế, đây chính là những gì có trong nước biển khi được nhà nhiếp ảnh David Liittschwager lưu lại sau khi phóng đại lên 25 lần. Và như vậy, mặc dù thông thường chúng ta chỉ thấy được màu xanh tươi mát và trong lành của biển khơi chứ không thể hình dung ra được rằng trong một giọt nước biển dù là "tinh khiết" nhất cũng sẽ có rất nhiều các loài tảo, vi khuẩn, sâu bọ biển, trứng cá, rận, rệp cùng vô số các loài sinh vật phù du khác.
uong nuoc 1it nuoc bien


Nếu tinh mắt, các bạn có thể thấy sự xuất hiện thú vị của một ấu trùng cua ở góc dưới cùng bên phải trong khung hình. Tuy mới chỉ là ấu trùng và chưa phát triển đầy đủ nhưng không khó để chúng ta nhận ra đôi mắt to màu đỏ và công thức "8 cẳng 2 càng" của chú cua nhỏ này.

Có lẽ từ giờ trở đi các bạn sẽ muốn... ngậm miệng thật chặt khi bơi lặn trên biển?!

Tổng hợp một số comment zui zui của các bạn

- Sợ nó chui vào đâu thôi chứ chui vào mồm thì không lo :sure: (Chaffee)
- Bạn St3vz: Có khi còn có cả con "trung tình" nữa đấy chứ :big_smile: (èo sợ thía.
- Bạn Vanhieu282: Kể ra đọc đc bài này sớm hơn thì hôm qua cũng đem về ít nước biển để soi kính hiển vi xem thế nào :angry::angry:
- Bạn phuonglan1994: Nếu thèm hải sản hãy ra biển để được Free các chế nhé
- Bạn manhhoang01: Cứ như cái hình đầu bài thì đố bác nào ngậm được mồm đấy :beauty::beauty::beauty:
- Bạn Kiến Thức Tiệc Buffet: Hôm qua mới đi tắm biển sóng đánh mạnh uống nước biển quá trời về ăn món nào cũng thấy mặn hết !!! (chắc là bị mặn cả mồm rồi).
- Bạn Lopthuthuat: Bạn sẽ không biết bạn bỏ lỡ bạn đã hít vào bao nhiêu loại sinh vật sau mỗi động tác hít thở đâu ! Hãy nhịn thở :))
- Bạn Phuongan: Hồi nhỏ bị trấn nước uống hoài chớ..mà giờ sống nhăn răng đây.vậy trong bụng mình từng tồn tại ít nhất 1 loài sinh vật biển ha.
- Bạn Hoàng kim117: Nó giống như cuộc sống ấy, chấp nhận thôi, lao vào biển thì phải chấp nhận rủi ro
- Bạn Lee Hoàng: Hãy tưởng tượng khi xuống biển và bạn mặc tè, bạn có lên bờ đi tè ko? nói đến đây là ai cũng hiểu rồi nghen :))
- Bạn Kyhatech: Càng bổ! :v. Ngoài ra còn có Na+, K+, Cu++, Mg++, Mn++,.... Au, Ag..... Bổ sung vi chất cho cơ thể :v

Khối lượng riêng của nước sông bằng 1g/cm3 và của nước biển bằng 1,03 g/cm3.

Thành phần của nước biển y tế

Một trong những loại dịch truyền đầu tiên được dùng trong y học là dung dịch Natri -Clorua 9‰ (chín phần ngàn), dung dịch này có vị mặn như nước biển cho nên người ta hay gọi là dịch truyền nước biển. Có 3 loại cơ bản sau:


1. Loại nước biển dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể dùng trong các trường hợp suy kiệt, ăn uống kém...

Đây là dung dịch ngọt hay dung dịch glucoza, glucose hoặc destrose dùng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Có nhiều loại dung dịch glucoza: Glucoza 5% tức là cứ 100 ml nước thì có 5 g đường glucose, tương tự như vậy ta có glucoza 10%, 20%, 30% là loại dung dịch có chứa nhiều đường hơn, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn.

Nước biển chứa chất đạm còn gọi là acid amin, chất béo và vitamin, trên thị trường có một số loại như: Alversin 40, Amino - Plasmal 5%, Nutrisol 5%, Vitaplex, Lipofundin... Các loại nước biển này đắt tiền hơn nhiều, chủ yếu cung cấp đạm, chất béo hay vitamin trong các trường hợp suy kiệt, suy dinh dưỡng.

2. Loại nước biển dùng để cung cấp các chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước, mất máu (tiêu chảy, phỏng...) như dung dịch Lactate Ringer, dung dịch Natri Clorua 0,9%, dung dịch bicarbonate Natri 1,4%...

3. Các loại nước biển đặc biệt như: huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran hay dung dịch cao phân tử... dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất đạm hay bù nhanh thể tích dịch tuần hoàn trong cơ thể...

Nguồn tham khảo: 
1. https://www.techrum.vn/threads/ban-se-dua-nh-ng-gi-vao-da-day-n-u-l-u-ng-m-t-ngum-nuoc-bi-n.126447
2. https://nld.com.vn/suc-khoe/truyen-nuoc-bien-loi--hai-ra-sao-52880.htm

Từ khóa tìm kiếm: có gi trong nước biển, có gi trong nước biển không, thành phần nước biển, nước biển nặng bao nhiêu, khối lượng của nước biển, nước biển nặng bao nhiêu?, thành phần của nước biển y tế
TRÍ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét