Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Giám đốc thẩm là gì? Câu trả lời hay

Giám đốc thẩm là gì và kháng nghị là gì có liên quan gì đến vụ hồ duy hải là vụ gì
Tiếp nối những loạt bài hay để các bạn đọc có thêm thông tin, chúng tôi - Thành cá đù Blog ra tiếp bài viết này, hi vọng giải đáp được một số thắc mắc của các bạn.
vu-aho-duy-hai-la-gi
Hình ảnh minh họa. Ảnh: Google.com



Giám đốc thẩm là gì?

Hiểu đơn giản, giám đốc thẩm là một thủ tục tiến hành việc lật lại một bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án để xem xét, xác minh lại toàn bộ quá trình giải quyết, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Việc tiến hành xét lại này có thể vì những lí do trong toàn bộ quá trình xét xử, giải quyết vụ án mà có sự vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng kết luận thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án đã đưa ra không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Trong xuyên suốt toàn bộ vụ án từ khi thụ lý, có sự nhầm lẫn, sai lầm nghiêm trọng khi giải quyết và áp dụng quy định pháp luật.

Việc giải quyết vụ án đã có dấu hiệu vi phạm một cách nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong thực hiện thủ tục điều tra, truy tố, xét xử từ đó dẫn đến mắc lỗi sai lầm nghiêm trọng.

Các căn cứ kháng nghị đối với thủ tục giám đốc thẩm trong Tố tụng hình sự hay Tố tụng dân sự đều giống nhau.

Lấy ví dụ gần đây về vụ án xe container tông vào xe Innova lùi xe trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên dẫn đến hậu quả làm 4 người tử vong đã được Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Hà Nội tiến hành mở phiên giám đốc thẩm xét xử lại do kháng nghị của TAND cấp cao.

Quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm trên hai lĩnh vực, thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự và thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

Thủ tục giám đốc thẩm theo tố tụng dân sự:

Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 tại Điều 331 có quy định như sau:

Người có thẩm quyền tiến hành kháng nghị bao gồm: thông thường đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp cao hoặc một số Tòa án khác, thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngoại trừ một số trường hợp khác theo luật định. Trong trường hợp xét thẩm quyền kháng nghị theo phạm vi lãnh thổ, địa bàn khu vực, thẩm quyền thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

Thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự:

Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thủ tục giám đốc thẩm cũng được quy định các đối tượng, chủ thể nội dung, phạm vi như Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể:

Các căn cứ làm cơ sở để kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm trong Điều 371 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng tương tự như đã nêu trên.

Bài viết khó là khô khan, nội dung thì nhiều vì liên quan đến Luật, bạn nào có nhu cầu có thể tìm hiểu chuyên sâu thêm trên mạng.

Nguồn tham khảo:
1. Google.com
2. https://luatduonggia.vn/giam-doc-tham-la-gi-quy-dinh-ve-thu-tuc-giam-doc-tham-moi-nhat
Từ khóa tìm kiếm: Tái thẩm là gì,Thủ tục giám đốc thẩm,Giám đốc thẩm vụ an hình sự,Khi nào thì giám đốc thẩm,Án giám đốc thẩm,vụ hồ duy hải là vụ gì,kháng nghị là gì
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét