Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Chiếc bách là gì?

Ý nghĩa của chiếc bách là gì, Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Chiếc bách có nghĩa là gì, chiếc bách buồn vì phận nổi nênh đọc hiểu..
Ý nghĩa của chiếc bách là gì, Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Chiếc bách có nghĩa là gì, chiếc bách buồn vì phận nổi nênh đọc hiểu, cùng thanhcadu.com tìm hiểu đáp án chiếc bách nghĩa là gì qua bài viết này nhé!

chiec-bach-nghia-la-gi

Chiếc bách là gì?

Chiếc bách có nghĩa là gì? Chiếc bách là từ cổ dùng để chỉ chiếc thuyền nhỏ mong manh, trong thơ ca Hồ Xuân Hương là hình ảnh ẩn dụ về người quả phụ. Ngoài ra, chiếc bách trong văn học gợi nhớ hình ảnh tâm trạng một người goá trẻ với bài thơ Bách chu trong Cổ thi.

Ngược dòng sử tìm về ý nghĩa của "Chiếc bách". Chiếc bách còn ẩn dụ ý tưởng về một bài thơ cổ, Thuyền Bách, mà theo truyền thuyết Trung Quốc do công chúa Cung-Khương viết sau cái chết của chồng mình, Cung-Bá, hoàng tử nước Vệ, vào triều nhà Chu.

Cưỡng lại sự thôi thúc của bố mẹ, công chúa từ chối lấy chồng nữa, chấp nhận số mệnh đơn độc được mô tả ở trên.

Con thuyền lênh đênh là một hình tượng cổ truyền cho người phụ nữ bị buộc phải sống một mình.

Chiếc Bách

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.
Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh đọc hiểu

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 3

Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hoà dào dạt. Sóng gió vẫn cứ đe doạ liên tiếp vỗ vào bên ngoài mạn thuyền. Tâm trạng chung của bốn câu đều là buồn rầu ngao ngán cho thân phận.

Dự định của ai lăm le cầm lái để đưa thuyền đậu vào bến, cũng như của kẻ rắp tâm dong lèo để cho cánh buồm vượt qua ghệnh thác mà trôi xuôi cũng thây mặc, vì nhà thơ không quan thiết.

Còn ai nữa là người sẽ tìm đến với mình (thăm ván)? Nếu việc ấy xảy ra thì cũng cam lòng. Mặc dầu cũng chẳng hay gì với chuyện tập tễnh ôm đàn sang thuyền người khác, song tình thế cũng không thể khác được.

Cổ thi có câu: "Khẳng bả tỳ bà quá biệt thuyền" nghĩa là không chịu ôm đàn tỳ bà sang thuyền người khác, để nói việc không chịu lấy chồng khác. Tục ngữ "Thăm vãn bán thuyền" ở đây vận dụng chỉ có nghĩa là "người mới", không giữ ý "có mới nới cũ".

Bài thơ Chiếc bách của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được viết theo thể thất ngôn bát cú.

Mở đầu là hình ảnh nhân hóa "chiếc bách" "buồn", chiếc bách được lấy trong từ ''bách châu", nghĩa là mảnh thuyền, nó còn mang ý nói thân phận lênh đênh. Nếu bài "Tự tình I" mở đầu bằng tiếng gà gáy văng vẳng, "Tự tình II" là tiếng trống canh dồn dập như khiến lòng người gấp gáp, lẻ loi thì đến "Tự tình III" chỉ là tâm trạng của người phụ nữ, buồn vì thân phận lênh đênh, cuộc đời thì rộng lớn như biển cả, con người thì nhỏ bé, như mảnh thuyền kia mà thôi. Dòng nước thì cứ trôi đi, sóng đánh dập dềnh, mảnh thuyền bé, chỉ có thể mặc cho nước cuốn trôi, không phân định được nơi cập bến "giữa dòng ngao ngắn nỗi lênh đênh"

Tình nghĩa thì còn đậm đà, dào dạt, tuổi trẻ của người phụ nữ cứ thế lại bị vùi dập, phong ba cứ thế ập đến. "Nửa mạn" hạnh phúc cứ bất chợt đến rồi lại đi, người muốn yên mà cuộc đời không lúc nào bình lặng, người phụ nữ cứ đợi chờ, niềm vui đến giữa chừng lại biến mất. Và thế cả 2 câu thực đều mang một tâm trạng chán nản, buồn rầu, có chút than thân trách phận

Có lẽ vì cuộc sống đã quá nhiều điều buồn tủi, bất công, đến 2 câu luận nhân vật trữ tình đã thể hiện thái độ buông xuôi "cầm lái mặc ai". Mặc là mặc kệ, không đoái hoài, quan tâm nữa. Mảnh thuyền lúc đầu mặc cho dòng nước đưa đẩy giờ lại để cho người khác cứ thế cầm lái, điều khiển. Chẳng thể tự làm chủ cuộc đời, lại càng không thể nắm bắt chút hạnh phúc nhỏ nhoi nào. Phải bất lực đến mức nào mới có thể như thế chứ!
Hai câu kết, tác giả thốt lên như cảnh tỉnh bản thân đừng buông thả "ấy ai thăm ván cam lòng vậy" nhưng sự thật phũ phàng đã khiến người phụ nữ trong xã hội xưa chẳng thể phản kháng, có phản kháng cũng không thể thay đổi vận mệnh

Bài thơ vừa là tiếng lòng của Hồ Xuân Hương vừa là nỗi thương sót, đồng cảm của bà dành cho những số phận phụ nữ bất hạnh.

Cảm nhận về bài thơ Tự tình 3 Facebook

Hồ Xuân Hương là một trong nữ thi văn nổi tiếng trong xã hội cũ. Bà được mệnh danh là “Bà Chúa thơ Nôm”. Trong các bài thơ của bà đều nói lên tiếng nói cảm thương người phụ nữ và khẳng định đề cao và ý thức đầy bản lĩnh. Theo đó, tác phẩm “Tự Tình” của bà được coi là bài thơ bộ lộ những cảnh éo le, buồn tủi, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời cũng nói lên khát vọng mong cầu hạnh phúc của người phụ nữ xã hội xưa. Đặc biệt tác phẩm tự tình 3 là bài thơ nổi tiếng nói lên “tiếng lòng” người phụ nữ. Thân phận người phụ nữ đầy chua xót, tủi hổ, đau đớn

Chiếc bách buồn về phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.

Nếu bài tự tình thứ nhất mở đầu bằng âm tanh tiếng gà gáy văng  vẳng, thì bài tự tình thứ 3 lại là một chiếc bách đầy tâm trạng. Chiếc bách chính là hình ảnh của chiếc thuyền với tâm trạng buồn về phận nổi lênh đênh. Chiếc thuyền chính là người con gái giữa dòng đời. Một chiếc thuyền nhỏ lênh đênh giữa cuộc đời buồn thay cho cuộc đời của mình “giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”.  Nếu giữa dòng sông mênh mông ấy là hình ảnh chiếc bách nhỏ lênh đênh không biết trôi về đâu, thì giữa dòng đời rộng lớn, hình ảnh người con gái góa trẻ cũng không biết sẽ trôi về đâu.

Nỗi bi ai, đau khổ không chỉ ở trong hai câu thơ đầu mà trong câu thơ sau, cũng diễn tả nỗi truân chuyên của người phụ nữ góa trẻ.

Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.

Tình và nghĩa vẫn đương còn chan hòa dào dạt. Vậy mà sóng gió vẫn cứ ập tới, đe dọa liên tiếp vỗ vào mạn thuyền. Hai câu thơ này đều mang tâm trạng buồn rầu, ngao ngán cho thân phận người phụ nữ. Cây muốn yên mà gió chẳng lặng. Cuộc sống người phụ nữ xã hội xưa mấy khi được hạnh phúc. Hạnh phúc tưởng chừng trong tầm tay nhưng cũng lại vỡ tan. Vậy là đang “như chim liền cành” bống nhiên đứt gánh giữa đường.

Nếu bốn câu đề là tâm trạng buồn tủi của người phụ nữ góa trẻ thì hai câu sau thể hiện sự buông xuôi của người phụ nữ:

Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến.

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

Trong ý thơ, tác giả mặc cho ai lăm le cầm lái để đưa thuyền vào đậu bến. Dù cho dog lèo để cho cánh buồm vượt qua ghềnh thác mà trôi xuôi tác giả cũng không quan tâm. Động từ “Mặc” ở đây thể hiện sự buông xuôi thực sự. Cuộc đời người góa phụ trẻ giờ đây giống như chiếc thuyền trôi lênh đênh ngoài biển khơi, ai muốn lái muốn chèo đều không còn là nỗi bận tâm nữa rồi. Chỉ ai câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Dù có khao khát hạnh phúc thì cũng không thể thay đổi được hoàn cảnh, vận mệnh. Không thể thay đổi được sự thật phũ phàng của xã hội là biển khơi, đẩy đưa thuyền đi theo ghềnh thác cũng đành phải theo mà không thể chống cự.

Tiếp theo tâm trạng này là hai câu cuối.

Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

Rất nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, buồng xuôi  như “cam lòng” “ôm nỗi”. Tác giả tự hỏi, còn ai nữa sẽ đếnvới mình đây? Mà nếu có ai đến thì cũng cam lòng mà không thể chống cự được. Mặc dù người phụ nữ hiểu rằng, bước sang một chiếc thuyền khác thì cuộc đời cũng vẫn “tấp tênh”, cũng không có gì khởi sắc. Nhưng dẫu vậy cũng cam lòng vì tình thế không thể khác được.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa đã nhỏ bé, bị áp bức, bị xã hội hà khắc thì thân phận người góa phụ trẻ còn thê lương hơn. Người góa phụ trẻ không có lựa chọn, ai muốn đẩy thuyền trôi đâu thì đẩy. Chỉ biết cam lòng, ôm nỗi đau vào lòng. Thấu hiểu nỗi đau đớn, oan ức, bất công của người phụ nữ, Hồ Xuân Hương đã lấy thi ca để nói lên tiếng lòng. Bà chính là đại diện cho những người phụ nữ mạnh mẽ, đòi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và lên án sự bất công, hà khắc của xã hội.

Người phụ nữ xưa nhỏ bé, chịu bao áp bức vậy mà vẫn phải “tam tòng tứ đức”, giỏi việc nhà, đảm đang, khéo léo. Trong khi đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường tình. Đàn bà trẻ góa một lần coi như cuộc đời là cánh bèo trôi dạt, không có lựa chọn, không có quyền lên tiếng, dù vào tay ai cũng cam lòng.

Không chỉ tự tình 3 mới nói lên nỗi bất công hà khắc của xã hội, bài thơ tự tình 1 và 2 của Hồ Xuân Hương cũng là tiếng lòng người phụ nữ. Bản thân Hồ Xuân Hương cũng lận đận đường tình duyên, cuộc đời phong bã bão táp. Tác giả cũng là người con gái đẹp, có mư cầu hạnh phúc nhưng bị xã hội phong kiến đàn áp nên hạnh phúc khó kiếm tìm. Nhiều lần đứt đoạn, nhiều lần suy sụp, chới với, nhưng Hồ Xuân Hương luôn có cái nhìn sâu sắc về cuộc đời, thấu hiểu và dám lên tiếng.

Kết thúc tự tình 3 vẫn chỉ là tâm trạng buông xuôi, cam lòng của người góa phụ trẻ. Nhưng kết thúc đó cũng là tiếng lòng khao khát muốn được hạnh phúc, muốn vùng vẫy. Bài thơ lột tả chân thực xã hội phong kiến bất công, hà khắc với người phụ nữ. Thân phận người góa phụ rẻ rúng, bèo dạt lênh đênh. Qua đây, chúng ta càng thấu hiểu hơn và cảm thông hơn cho những người phụ nữ xã hội cũ. Và càng cảm phục ý chí, tài năng, tâm hồn của “Bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương”, thanhcadu.com chúc bạn học giỏi, đạt nhiều điểm cao.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét