Mã giảm giá cập nhật liên tục! SĂN SALE Xem ngay!

Tia UV là gì? Bí mật về tia UV

Tia UV (Viết tắt của Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại hoặc tia cực tím. Đây là một loại tia điện từ có ở ánh sáng mặt trời chiếu xuống Quả Đất
Tia UV (Viết tắt của Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại hoặc tia cực tím. Đây là một loại tia điện từ có ở ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái Đất. Tia này xuất hiện quanh năm và có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được nhưng dài hơn bước sóng tia X. Phổ của tia UV có thể chia ra làm 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (bước sóng từ 380 - 200nm) và vùng tử ngoại chân không (bước sóng từ 200 - 10nm).

bi-mat-ve-tia-uv

Dạo gần đây chúng ta luôn nghe nhắc tới việc hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào khoảng giữa trưa. Bởi khi đó các tia UV có thể gây hại cho da nếu chúng ta tiếp xúc quá lâu. Vậy tia UV là gì, chỉ số tia UV như thế nào là có hại? Tia uv-c là gì, Tia UVA là gì, Tia UV có tác dụng gì, Tia UV có ở đâu, Tia UV có làm đến da, Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm? Hãy cùng mình đi tìm hiểu nhé.

Phân loại tia UV

Tia UV có bước sóng được chia làm 3 loại:
  • Tia UVA (có bước sóng từ 380 - 315nm) còn được gọi là sóng dài, chiếm khoảng 95% lượng tia UV chiếu vào da, gây ra những tác động xấu nếu tiếp xúc dài.
  • Tia UVB (có bước sóng 315 - 280nm) còn được gọi là sóng trung. Tia này bị tầng ozon hấp thụ, có phạm vi tác động nhỏ hơn tia UVA. Tia UVB nếu tiếp xúc với da có thể giúp cơ thể con người sản sinh ra vitamin D. Tuy nhiên khi tiếp xúc dưới nền nhiệt độ lớn có thể gây ra những thay đổi có thể nhìn thấy trên bề mặt da như: cháy nắng và kích ứng da. Đặc biệt, loại tia này có thể phản xạ trong môi trường cát, nước và tuyết do đó chúng ta không nên chủ quan khi loại tia này xuất hiện nhiều (vào giữa trưa nắng).
  • Tia UVC (có bước sóng ngắn hơn 280nm) còn gọi là sóng ngắn hay là sóng có tính tiệt trùng. Đây là tia ngắn nhất và cũng có hại nhất. Nhưng phần lớn chúng đã được hấp thụ hoặc phản xạ bởi tầng ozon. Một lần nữa cho chúng ta thấy tầm quan trọng của tầng ozon như thế nào.

Tia UV có ở đâu?

Tia UV có quanh năm và có ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV sẽ phụ thuộc các yếu tố:
  • Vị trí địa lý: Ở những khu vực nhiệt đới và gần xích đạo cường độ của tia UV thường cao hơn, các khu vực ở xa xích đạo thì nguy cơ sẽ ít hơn.
  • Độ cao so với mực nước biển: cường độ của UV tỉ lệ thuận với độ cao so với mực nước biển.
  • Thời điểm trong ngày: Thời gian buổi trưa từ 10 giờ đến 14 giờ khi trời nắng sẽ là lúc tia UV thường tập trung cao. Thời điểm này ánh sáng chiếu gần như là vuông góc với mặt đất.
  • Khung cảnh và môi trường: mức độ UV thường sẽ lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao ví dụ như: bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Trên thực tế, mức độ của tia UV tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt tuyết. Trong các khu vực thành phố thường sẽ ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng, cây cối.
  • Tia UV có tác dụng gì

Tác dụng của Tia UV đối với con người và cuộc sống Trái Đất


Tác dụng của tia UV như mình có giới thiệu đôi chút ở trên, loại tia này giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D sẽ giúp cơ thể sử dụng canxi và phospho từ đó làm cho xương và răng chắc khỏe. 

Mặc dù chúng ta có thể tự bổ xung vitamin D từ thực phẩm như: dầu cá, sữa, trứng, nước trái cây và ngũ cốc... nhưng việc cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Tia UV cũng được sử dụng trong y học để xử lý các vấn đề về da. Việc tiếp xúc đúng cách với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, từ đó làm giảm triệu chứng bệnh.

Tia UV diệt khuẩn: tia UV có ứng dụng rất tích cực trong việc khử trùng và tiệt trùng. Đơn giản là việc chúng ta phơi quần áo hay khăn, tã.. ngoài trời sẽ thấy chúng hết các mùi khó chịu. Đó là do tia UV có thể xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy DNA, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng, nhiều nơi cũng sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.

Chỉ số tia UV bao nhiêu là nguy hiểm

Tia UV bao nhiêu là có hại? Tia UV nếu ở mức cao sẽ có hại cho cơ thể con người và các loài sinh vật.

Bên cạnh những lợi ích thì tia UV cũng có hại đến con người và môi trường sống, cụ thể là:
  • Tia UVA (380 - 315nm): có thể xuyên qua cả mây mù, không khí, gây lão hóa da.
  • Tia UVB (315 - 280nm): vẫn có khả năng xuyên một phần qua tầng ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
  • Tia UVC (280 - 100nm): tia UV có năng lượng cao nhất, có khả năng gây ung thư da nhưng đã có tầng ozon chặn lại một phần.
Trong các báo động về phân độ tia UV từ các Trung tâm Khí tượng thủy văn thường sử dụng thuật ngữ: chỉ số tia cực tím hay là chỉ số UV là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ UV từ ánh sáng mặt trời. 

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), chỉ số của tia UV từ 0 - 2 được coi là thấp, chỉ số UV từ 8 - 10 có thời gian gây bỏng sau 25 phút, đối với chỉ số UV từ 11 trở lên thì được xem là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, có nguy cơ làm tổn thương da, mắt có thể bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không có gì bảo vệ.

Trên đây là vài thông tin giúp chúng ta hình dung tia UV là gì và tác dụng của nó đối với cuộc sống của Trái Đất. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại những điều thú vị cho bạn đọc. Nếu thấy hay hãy để lại bình luận và đừng quên theo dõi, thanhcadu.com bạn nhé.
LÀ GÌ
https://me.momo.vn/khong

Đăng nhận xét